Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Sâu răng sữa ở trẻ có cần điều trị ?


Trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh và thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về khoang miệng, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng hàm ở trẻ em là căn bệnh phổ biến.

 

Sâu răng sữa ở trẻ có cần điều trị
Sâu răng ở trẻ em không đơn giản

Những tác hại khi răng hàm của trẻ bị sâu

Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng nhai quan trọng nhất trong miệng. Răng hàm số 6 (tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa) là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, mọc ngay từ khi trẻ 6 tuổi, do đó, chiếc răng này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất.

Khi ăn uống, chúng ta sử dụng răng hàm để nhai, xé, nghiền để thức ăn được nhuyễn trước khi chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Nếu răng hàm bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ.



Sâu răng sữa ở trẻ có cần điều trị
Răng sâu khiến trẻ biếng ăn

Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Răng hàm sữa cũng vậy. Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Nếu nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi của bé sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được. Nếu xảy ra tình trạng này, răng hàm mới mọc có thể sẽ mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm

Răng hàm là răng cứng nhất trong bộ răng sữa của bé. Để phát hiện ra sâu răng hàm cũng rất khó, bởi vì nó nằm sâu ở trong, phải có những dụng cụ nha khoa thì mới có thể phát hiện được sâu ở răng hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng hàm ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng của bé.

Đồ ngọt luôn là đồ ăn ưa thích của trẻ em. Ngay cả đối với nhiều người lớn, họ cũng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của đồ ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây nên rất nhiều chứng bệnh. Ở trẻ em, đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng, trong đó có sâu răng hàm. Hầu hết bé ở lứa tuổi mới mọc răng thường được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thỏa thích. Họ cho rằng bé mới lớn cần được ăn uống thoải mái, răng sâu cũng không quan trọng vì chi là răng sữa, sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Sâu răng sữa ở trẻ có cần điều trị
Đồ ngọt là "kẻ thù" của răng sữa

Đây là quan niệm sai lầm dẫn tới việc sâu răng ở trẻ trở nên phổ biến. Chất đường cũng rất quan trọng với trẻ. Nhưng đường có chứa trong các đồ ăn ngọt nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng. Các bậc cha mẹ không nên cho phép con em mình ăn quá nhiều đồ ngọt, nên bổ sung đường thông qua các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như hoa quả, thay vì đường trong các loại đồ ăn chế biến sẵn. Sau khi ăn đồ ăn có đường xong nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước trắng sạch sẽ.

Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm. Trẻ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn. Cha mẹ và thầy, cô giáo cần hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.

Điều trị sâu răng hàm ở trẻ

Trẻ bị sâu răng hàm có thể được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Nếu mới chớm sâu, các nha sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Nếu răng bị vi khuẩn tàn phá nặng nề, cha mẹ cần cân nhắc việc nhổ bỏ chiếc răng này. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng hàm ở trẻ dù có thể chấm dứt cơn đau cho trẻ, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này. Răng hàm bị nhổ sớm khiến răng hàm vĩnh viễn mọc lên có thể sẽ chèn vào vị trị mọc của các răng khác, ảnh hưởng tới chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.

Một trong những cách điều trị sâu răng hàm ở trẻ em hiệu quả đó là sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG. Với công nghệ tiên tiến Nhật Bản, viên ngậm là thành quả của công trình nghiên cứu 20 năm trong việc sử dụng kháng thể trực tiếp chống lại vi khuẩn sâu răng. IgYGate DC-PG sẽ khiến hàm răng của bé luôn chắc khỏe, giữ lại vẻ đáng yêu, nụ cười tươi trên khuôn mặt của bé. Viên ngậm có hình dáng thiết kế đặc biệt an toàn cho đối tượng trẻ nhỏ trong trường hợp trẻ nuốt phải viên ngậm. Mỗi ngày trước khi bé đi ngủ, bạn nên “thưởng” cho bé 1 viên ngậm cho một ngày chăm sóc răng tốt, đây cũng là một cách được các ông bố bà mẹ sử dụng thay vì thưởng các loại bánh kẹo có hại cho răng khác.

Với những thông tin trên thì ta có thể chắc chắn trả lời được rằng sâu răng sữa ở trẻ có cần điều trị ? Nếu cần biết thêm thông tin về sâu răng sữa ở trẻ em, các bạn có thể đến KIM Hospital để được tư vấn miễn phí.


Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả– Có hay Không?

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả là phương pháp được nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên, phương pháp này liệu có thật sự hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu xem sao nhé.

Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là bệnh mà khi đó mô răng bị phá hủy do tác động của các loại vi khuẩn có hại sinh ra từ mảng bám và các thức ăn thừa không được làm sạch sau khi ăn. Vi khuẩn này sẽ tấn công lần lượt từ men răng, ngà răng cho đến tủy răng. Khi răng đã bị sâu, đồng nghĩa với việc răng đó không thể nào tự phục hồi như ban đầu được nữa.
Sâu răng tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nó cũng gây phiền toái khá nhiều cho người bênh, chẳng hạn như: đau răng gây mất tập trung, răng bị xỉn màu khiến chủ nhân mất tự tin trong gio tiếp hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây những biến chứng khiến việc điều trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn.

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả– Có hay không?

Vì những tác hại của sâu răng gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cho nên ngoài các cơ sở nha khoa, trong dân gian cũng có lưu truyền một số bài thuốc chữa sâu răng, và bắt sâu răng bằng lá tía tô là một trong số đó. Vậy liệu có cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả hay không?
Lá tía tô là loại gia vị không xa lạ với mọi gia đình người Việt khi có mặt trong rất nhiều món ăn như: bún chả, chuối nấu ốc, gỏi cuốn,…Theo Đông y, lá tía tô được xếp vào nhóm phát tán phong hàn, giúp chữa bệnh thông qua việc thoát mồ hồi, giải cảm chữa sốt, cảm cúm. Vì thế, tía tô là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh và phòng bệnh khá tuyệt vời.
Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả – Có hay không?

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc lá tía tô có thể “bắt” sâu răng hay không. Bởi cơ bản, từ những thông tin ở phần trên, các bạn có thể thấy sâu răng là chứng bệnh do vi khuẩn chuyển hóa đường bột thành a-xít ăn mòn răng chứ không hề do loài “sâu” nào cả. Tác dụng của lá tía tô với bệnh sâu răng có thể chỉ là giúp giảm đau, ngoài ra không thể điều trị dứt điểm.

Vậy làm cách nào để điều trị tận gốc bệnh sâu răng?

Các bài thuốc dân gian cũng cho những hiệu quả đáng kể, tuy nhiên nó chỉ giúp giảm đau nhất thời, muốn điều trị triệt để, các bạn cần đến gặp nha sĩ để tiếng hành những biện pháp nha khoa nhằm loại bỏ mô sâu răng và phòng ngừa sâu răng lan rộng. Tùy theo mức độ răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo một trong 2 phương pháp dưới đây:
- Tái khoáng phần bị sâu: Nếu răng mới chỉ chớm sâu, bác sĩ sẽ dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
- Nạo bỏ phần răng bị sâu: Khi răng đã sâu nặng và hình thành lỗ sâu thì bạn bắt buộc phải nạo bỏ phần sâu nhằm ngăn chặn sự phát triển răng sâu.Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám lỗ sâu răng để không lưu lại vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng, ngăn chặn sâu răng nặng hơn.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn cũng tự đánh giá được hiệu quả của việc tìm  “cách bắt sâu răng bằng lá tía tô hiệu quả”. Các bài thuốc dân gian thường chỉ có tác dụng giảm đau, để điều trị sâu răng an toàn, triệt để thì hãy đến các phòng khám hoặc bệnh viện răng để được xử lí đúng cách nhé.

Bệnh sâu răng – Những điều cần lưu ý

Bệnh sâu răng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những cơn đau phiền toái cho “nạn nhân” của nó. Đồng thời, bệnh sâu răng nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý về bệnh sâu răng cũng khá cần thiết.

Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là căn bệnh răng miệng gây ra bởi sự tương tác giữa các yếu tố: mảng bám răng, chế độ ăn uống, thành phần nước bọt và tốc độ tiết nước bọt, fluoride,… và cấu trúc răng. Khi răng không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn trong khoang miệng (thường trú ngụ trong mảng bám) sẽ tiến hành phá hủy lần lượt men răng, ngà răng và tủy răng, gây ra bệnh sâu răng.

Một số điều cần lưu ý khi bị bệnh sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng:
- Thói quen ăn uống không tốt: ăn quá nhiều đồ ngọt, tạo cơ hội để vi khuẩn chuyển hóa chất đường thành a-xít xâm hại men răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: khiến vi khuẩn vẫn còn tồn tại và phát triển được trong khoang miệng.
- Chất lượng men và ngà răng của mỗi người: nếu chất lượng men và ngà răng của bạn không tốt, bạn có khả năng mắc bệnh sâu răng cao hơn người khác
bệnh sâu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa bệnh sâu răng

Biểu hiện của bệnh sâu răng:
- Các chấm đen li ti xuất hiện trên bề mặt và các kẽ răng
- Răng dễ ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua
- Các cơn đau dai dẳng, xuất hiện nhiều về đêm
Một số tác hại của bệnh sâu răng:
-  Việc ăn nhai gặp khó khăn vì đồ ăn dễ giắt vào răng gây đau
- Những cơn đau do sâu răng khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung vào công việc
- Gây mất thẩm mỹ vì sâu răng khiến răng bị xỉn màu, sứt răng hay thậm chí mất răng.
- Bệnh sâu răng còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: áp-xe răng, viêm tủy,...
Ngoài  những tác như trên, bệnh sâu răng còn khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc bình thường vì vậy nó là bệnh cần được phòng ngừa và điều trị dứt điểm nếu răng đã bị sâu.
Một số cách để phòng ngừa sâu răng:
- Hạn chế các ăn đồ ăn chứa quá nhiều đường thường xuyên
- Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Có thể dùng thêm nước súc miệng để răng miệng được sạch hơn.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện và kịp thời điều trị bệnh sâu răng.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn là nơi có hơn 15 năm uy tín trong lĩnh vực nha khoa. Vì vậy, nếu có vấn đề về bệnh sâu răng hoặc bất kì thắc mặc thuộc lĩnh vực nha khoa, các bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Một số bài thuốc chữa sâu răng trong dân gian

Sâu răng tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng những cơn đau sâu răng thì thật sự gây khó chịu cho khổ chủ. Cùng tìm hiểu một số bài thuốc chữa sâu răng trong dân gian để ngăn chặn cơn đau phiền toái này khi chưa có thời gian gặp nha sĩ nhé.

1. Lá trầu không, nghệ vàng và búp bàng

Lấy khoảng 10 lá trầu không, 1 củ nghệ vàng nhỏ, 5 búp bàng. Rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với rượu. Khi dùng, bạn đem đun cách thủy, để nguội rồi lấy bông gòn nhỏ vào chỗ đau.
 bài thuốc chữa sâu răng
Lá trầu không và nghệ vàng là bài thuốc chữa sâu răng dân gian khá hiệu quả
 Bạn cũng có thể lấy hỗn hợp này súc miệng 5 phút hàng ngày đến khi răng sâu của bạn đỡ đau.

2. Hoa cúc vàng 

bài thuốc chữa răng
Hoa cúc vàng không những đẹp mà còn là một bài thuốc chữa sâu răng

Rửa sạch rồi đặt các cánh hoa vào chỗ răng sâu để ngậm hoặc nhai. Đây là cách giảm đau tức thì. Muốn chữa đau răng lâu dài, bạn cho cánh hoa vào ngâm cùng rượu trắng, hàng ngày bạn lấy ra súc miệng. Sau 2-3 tuần, chứng đau răng sẽ dần dần biến mất.

3. Rễ Lá lốt + muối trắng

bài thuốc chữa sâu răng trong dân gian
Lá lốt cũng là bài thuốc chữa sâu răng được lưu truyền trong dân gian
Bạn rửa sạch một nắm rễ lá lốt, giã nát với một chút muối trắng, vắt lấy nước cốt. Sau đó, cuộn tròn bông gòn sạch, chấm nước cốt vào chỗ răng bị đau khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối sinh lý. Thực hiện 4 - 5 lần mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn đau răng.

4. Gừng tươi

chua dau rang
Gừng tươi không chỉ là bài thuốc chữa sâu răng mà còn chữa được nhiều bệnh khác
Gừng có tính nóng và vị cay nồng, sử dụng 200g gừng rửa sạch, giã nát ròi đắp lên vết răng bị sâu. Ngày đắp 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ giữ miếng gừng trong miệng qua đêm, sáng hôm sau dậy bạn súc miệng bằng nước muối bình thường. Duy trì việc ngậm khoảng 10 ngày là chứng đau răng sẽ khỏi.

5. Nhựa đu đủ non

Đây có thể là một trong những bài thuốc chữa sâu răng dân gian ít người biết đến nhất.Theo đông y, đu đủ có rất nhiều tác dụng trong việc trị bệnh, bao gồm cả việc điều trị răng miệng.
Bạn cắt một quả đu đủ non, lấy tăm bông thấm nhựa rồi bôi trực tiếp vào chỗ đau răng. Làm như vậy đến khi nào răng sâu của bạn hết đau thì dừng lại.
sâu răng
Đu đủ - Bài thuốc chữa sâu răng ít người biết đến

 Điểm lưu ý của bài thuốc chữa sâu răng dân gian này là tuyệt đối không được nuốt nhựa. Bài thuốc này cũng tránh sử dụng cho phụ nữ có thai, vì theo kinh nghiệm dân gian đu đủ được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên “không lành”, dễ gây sảy thai.

Trên đây là những bài thuốc chữa sâu răng lưu truyền trong dân gian bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy vậy, ngay khi có thời gian bạn hãy đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để, tránh những biến chứng do sâu răng sau này.

Điều trị sâu răng – Hãy thực hiện ngay nếu bạn thấy cần

Sau những nỗ lực hết sức để phòng chống sâu răng, đôi khi bạn không thể tránh khỏi căn bệnh này. Hãy tìm đến bác sĩ nha khoa để điều trị sâu răng ngay khi cần thiết để tránh những tổn thương nghiêm trọng cho răng miệng nhé.

Nguyên nhân của bệnh sâu răng

Sâu răng thường xuất hiện âm thầm trước khi người bệnh phát hiện. Vi khuẩn trên các mảng bám sử dụng đường trong thức ăn của bạn để tạo ra a – xít. Những a – xít này dần dần làm mềm và phá hủy men răng và dẫn đến sâu răng. Nếu điều trị sâu răng không kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ phải nhổ bỏ chiếc răng bị sâu.
điều trị răng sâu
Hãy thực hiện điều trị sâu răng ngay khi bạn thấy cần thiết

Dấu hiệu và tác hại của bệnh sâu răng

Bạn sẽ không hề cảm thấy đau nhức cho đến khi sâu răng phá hủy men răng, vào đến ngà răng. Ngà răng lúc này trở nên cực kỳ nhạy cảm khi bạn ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, hoặc quá chua. Bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi ăn nhai và thức ăn thì thường xuyên giắt vào giữa răng của mình.
Sâu răng sẽ hủy hoại ngà răng rất nhanh bởi bộ phận này không cứng như men răng. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy các cơn đau xuất hiện, thường xuyên và dữ dội hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý đó chính là nếu không điều trị sâu răng kịp thời, khi vi khuẩn “ăn” vào đến tủy răng – nơi tâp trung nhiều dây thần kinh và mạch máu, cơn đau sẽ dai dẳng, nghiêm trọng và tăng dần về đêm. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, sưng mặt và mùi hôi khó chịu ở miệng. Bạn cũng có thể nhận thấy mủ chảy ra từ một nốt sưng đỏ trên nướu răng. Hậu quả có thể nghiêm trọng hơn nếu sự nhiễm trùng lan đến xương hàm hoặc toàn bộ cơ thể.

Điều trị sâu răng như thế nào là hợp lý?

Tùy vào mức độ răng sâu mà các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành các phương pháp điều trị sâu răng thích hợp. Nếu sâu răng chỉ mới ở mức các chấm li ti trên bề mặt răng, nghĩa là vi khuẩn chưa tấn công đến ngà răng, nha sĩ có thể khắc phục ngay tức thì. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã xâm hai ngà răng, nha sĩ sẽ phải tiến hành nạo bỏ mô răng sâu và phục hình răng lại bằng các vật liệu nhân tạo để tránh các tổn thương nghiêm trọng hơn như áp – xe răng, viêm nướu, nhiễm trùng,…
Nếu như các bạn có các dấu hiệu như vừa nhắc đến ở trên, hãy tìm đến nha sĩ để điều trị sâu răng càng sớm càng tốt. Bạn càng chần chừ, sâu răng sẽ càng phát triển nghiêm trọng, tổn thương về răng của bạn cũng sẽ càng nặng hơn.

Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sâu răng kịp thời đó chính là khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Và nếu bạn chưa tìm được cơ sở nha khoa ưng ý để điều trị sâu răng thì Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn với hơn 15 năm uy tín trong lĩnh vực nha khoa sẽ là một gợi ý không tồi cho bạn.


Cách chữa đau răng sâu triệt để

Cách chữa đau răng sâu triệt để là điều khá nhiều người quan tâm hiện nay vì đau răng gây rất nhiều phiền toái, mất tập trung và ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày

Dấu hiệu của sâu răng

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, cần phải chữa trị. Một số dấu hiệu sâu răng có thể nhận biết như sau:
- Triệu chứng ban đầu khi bị sâu răng là xuất hiện các điểm đen li ti trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt nên rất ít để ý.
chữa đau răng sâu
Hôi miệng cũng có thể là một dấu hiệu sâu răng
- Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen, lỗ sâu ở răng bắt đầu xuất hiện Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào.
- Nếu không áp dụng những cách chữa sâu răng triệt để, lỗ sâu tiếp tục ăn vào ngà răng và tủy răng làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.
- Ngoài ra, hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sâu răng.

Những nguyên nhân gây sâu răng là gì?

  - Thói quen ăn uống có nhiều chất đường bột: vi khuẩn sẽ sử dụng các chất này khi ta ăn vào miệng, sau đó thải ra A – xít bào mòn men răng.
-  Thói quen vệ sinh răng miệng không hợp lý: Chải răng không đúng cách, không lấy cao răng định kỳ dẫn đến việc các mảng bám còn sót lại là nơi cư ngụ lí tưởng cho các vi khuân gây sâu răng.
- Ngoài ra, khả năng chống sâu răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.

Chữa đau răng sâu triệt để bằng cách nào?

 Một số người có thể sử dụng các biện pháp chữa đau sâu răng tại nhà, tuy nhiên những phương pháp này chỉ là nhất thời. Nếu bạn muốn chữa đau răng sâu  triệt để thì cách tốt nhất là đến gặp nha sĩ. Tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ có phương pháp chữa đau sâu răng thích hợp.
cách chữa đau răng sâu
Đến gặp nha sĩ là cách chữa đau răng sâu triệt để nhất
   - Biện pháp tái khoáng phần bị sâu: Nếu răng mới chỉ chớm sâu, ngà răng chưa tổn hại thì bác sĩ sẽ dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
   - Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu: Nếu răng đã sâu nặng và hình thành lỗ sâu thì bắt buộc phải nạo bỏ phần sâu nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau khi nạo bỏ mô răng sâu, nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám lỗ sâu răng để không lưu lại vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng, ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn.

Phòng bệnh sâu răng

Để phòng bệnh sâu răng, các bạn nên nhớ những điều sau:
- Phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường.
- Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và xử lí các biến đổi xấu của răng.

Trên đây là một số phương pháp chữa đau răng sâu  triệt để , cũng như dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sâu răng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Bệnh sâu răng - Nỗi ám ảnh của nhiều người


Sâu răng là loại bệnh không gây nguy hiểm tức thời tuy nhiên gây cảm giác khó chịu về lâu dài. Với nhiều người, căn bệnh nghe rất "trẻ con" này lại trở thành nỗi ám ảnh vì nó gây đau nhức dai dẳng và nhiều rắc rồi khác.

Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố: màng sinh học do vi khuẩn (mảng bám răng), môi trường (như chế độ ăn uống, thành phần nước bọt và tốc độ tiết nước bọt, fluoride) và cấu trúc răng. Khi răng không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tiến hành phá hủy lần lượt men răng, ngà răng và tủy răng.
Quá trình bệnh sâu răng có thể được mô tả như sau:
Men răng bị sâu ---> sâu ngà răng --->tủy răng bị sâu ---> Tủy chết
Đến giai đoạn tủy chết, răng lúc này đã không thể phục hồi được nữa và có nguy cơ phải nhổ bỏ.
sâu răng.
sâu răng
Bệnh sâu răng - Nỗi ám ảnh của nhiều người
Một số tác hại khi bị sâu răng:
-  Khó khăn trong việc ăn nhai.
- Tạo những cơn đau dai dẳng nếu không được điều trị nhất định
- Gây mất thẩm mỹ vì sâu răng khiến răng bị xỉn màu, sứt răng hay thậm chí mất răng.
- Nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm h

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sâu răng

Do những tác hại trên, sâu răng gây là nỗi ám ảnh ch nhiều người vì nó không chỉ tạo ra cơn đau khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống. Người bị bệnh sâu răng cũng rất ngại nói chuyện, giao tiếp vì họ cảm thấy mất tự tin. Vì thế, hiểu về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh cũng là cách tốt nhất giúp mọi người phòng ngừa cũng như nhận biết để có những phương án chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây sâu răng:
- Thói quen ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất ngọt và đường bột.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh xâm hại men răng.
- Chất lượng men và ngà răng của mỗi người. Nếu một người có chất lượng men và ngà răng tốt, người đó có ít có nguy cơ sâu răng hơn những người khác.
Biểu hiện của sâu răng:
- Xuất hiện những chấm đen li ti trên bề mặt răng.
- Răng bị ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hình thành các cơn đau nhức dai dẳng, nhất là vào buổi tối.
Nếu có những biểu hiện trên trên, các bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa để chữa trị kịp thời, tránh các tác hại của sâu răng cũng như những biến chứng mà căn bệnh tưởng chừng không nghiêm trọng này mang lại.

Để phòng ngừa và phát hiện sâu răng kịp thời, các bạn nên duy trì khám răng định kỳ 6 tháng  lần để nha sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn rất hân hạnh là địa chỉ chăm sóc răng miệng tin cậy của tất cả quý khách hàng.

Những nguyên nhân sâu răng - Bạn có biết?

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng mà hơn 90% dân số thế giới mắc phải? Vậy nguyên nhân sâu răng là gì? Liệu bạn có quan tâm đúng mức đến vấn này chưa? Cùng xem qua bài viết dưới đây để biết nhé.

Sâu răng là gì?


Sâu răng là sự hủy hoại răng từ mặt ngoài men răng, ngà răng đến tủy răng, gây nên những cơn đau khó chịu cho người bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm khác.

nguyên nhân sâu răng
 Nguyên nhân sâu răng là gì?

Có nhiều nguyên nhân sâu răng, một số thường gặp có thể kể đến như:
–Sử dụng thường xuyên thức ăn, nước ngọt chứa nhiều đường và tinh bột dẫn đến mảng bám ở bề mặt và các kẽ răng, lâu dần ảnh hưởng đến men răng.

– Bề mặt răng có quá nhiều mảng bám tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi, phân hủy đường thành axit lactic gây hại đến men răng

– Men và ngà răng không được cung cấp đủ lượng canxi và chất fluor khiến răng dễ bị sâu hơn.

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Biểu hiện của bệnh sâu răng

Bạn có thể tự chuẩn đoán mình có bị sâu răng hay không bằng các dấu hiệu sau:
Nguyen nhan sau rang
Sâu răng thường khiến bệnh nhân có mùi hôi miệng khó chịu.
– Trên thân răng xuất hiện các lỗ li ti màu đen.
- Những cơn đau nhức khó chịu thường diễn ra, nhất là buổi tối
– Cảm giác đau buốt khi ăn phải thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Ngoài ra, người mắc bệnh sâu răng có thể bị chứng hôi miệng.

Trên đây là những nguyên nhân sâu răng và triệu chứng của bệnh lý này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu cần biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên hệ các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể hơn.

Một số cách chữa sâu răng tức thì

Cách chữa sâu răng tức thì là điều được nhiều người tìm hiểu vì đau sâu răng thực sự gây khó chịu cho những ai bị sâu răng mà chưa kịp đến gặp nha sĩ. Cùng lướt qua một số cách chưa sâu răng dưới đây để phòng trường hợp cần thiết nhé.

Cách chữa sâu răng hiệu quả từ thiên nhiên


Sâu răng là căn bệnh mà hơn 90% dân số thế giới mắc phải, gây nên  những cơn đau khó chịu cho khổ chủ nếu như chưa có thời gian tới gặp nha sĩ kịp thời. Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý một số cách chữa sâu răng cấp tốc tại nhà.
 Dầu oliu và đinh hương: Dầu oliu có tính kháng viêm, đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn rất hiệu quả. Vì thế, sử dụng hỗn hợp này sẽ giúp giảm bớt cơn đau sâu răng tức thì
Cách chữa sâu răng
Cách chữa sâu răng hiệu quả với dầu ôliu

Tiêu đen và húng quế: Tiêu đen và húng quế đều có khả năng kháng khuẩn, chống sưng viêm nên hỗn hợp cũng là một cách chữa sâu răng khá hiệu quả.
Gừng và tỏi: Tỏi là một phương thuốc thiên nhiên được sử dụng khá nhiều trong dân gian, có khả năng kháng viêm, chống sưng; gừng giúp giảm đâu hiệu quả. Hỗn hợp này cũng là một cách chưa sâu răng dân gian được nhiều người sử dụng.
cach chua sau rang
Hỗn hợp tỏi - gừng cũng là một cách chữa sâu răng hiệu quả

Tuy nhiên những cách chữa sâu răng tự nhiên này chỉ có tác dụng nhất thời, những cơn đau sâu răng có thể tái diễn bất kì lúc nào. Nếu muốn chữa tận gốc, các bạn hãy tìm đến nha sĩ nhé.

 Chữa sâu răng hiệu quả tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

 Vì càng để lâu sâu răng càng nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tủy, có thể phải nhổ bỏ răng, lời khuyên từ bác sĩ là các bạn phải chữa trị càng sớm càng tốt.
Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, quy trình điều trị sâu răng được thực hiện nhanh chóng và an toàn như sau:
– Tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn đoán chính xác mức độ răng sâu từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
– Gây tê cục bộ trước khi điều trị giúp bệnh nhân an toàn, không có cảm giác đau
– Nạo sạch vết sâu bằng dụng cụ chuyên khoa.
– Phục hình răng: hàn trám đối với những trường hợp chỉ mất đi một phần mô răng, lỗ sâu răng nhỏ. Nếu răng mất gần như toàn bộ thì phải bọc lại răng, trong trường hợp phải nhổ bỏ răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng giả cho bạn.
cách chữa sâu răng hiệu quả
Bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn tiến hành điều trị răng sâu cho bệnh nhân

Cách chữa sâu răng bằng phương pháp thiên nhiên tuy có hiệu quả tức thì, tuy nhiên không triệt để. Vì vậy, nếu gặp các vấn đề về sâu răng hay đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để xử lí tận gốc, tránh các hậu quả không mong muốn bạn nhé.

Những thực phẩm gây sâu răng

Một số thực phẩm có thể làm xói mòn men răng, dẫn đến tăng sự nhạy cảm ở răng với các trạng thái nóng, lạnh, ngọt và chua, làm cho răng dễ bị tổn thương bởi các tác động nhẹ. Dưới đây là một số thực phẩm được coi là kẻ thù của răng nếu tiêu thụ với một lượng lớn.



1. Đồ ăn ngọt

Những thực phẩm có chứa đường là nguyên nhân số 1 gây sâu răng. Vi khuẩn S.mutans sử dụng đường trong thức ăn để chuyển hóa thành Glucan bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám, chính là nơi cư trú của rất nhiều loài vi khuẩn khác nhau. Vì vậy, càng ăn nhiều đường, bạn càng cung cấp nhiều nguyên liệu xây nên mảng bám trên răng. Đặc biệt, những loại kẹo cứng hoặc dai sẽ càng làm cho đường bám sâu vào bề mặt răng và mất nhiều thời gian để nước bọt hòa tan được chúng. Hơn nữa, kẹo cứng có thể khiến răng bạn bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn vào chúng. Do đó, sử dụng các thực phẩm có ít đường bám dính là một yêu cầu hàng đầu giúp răng không bị sâu.

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng ta có xu hướng ăn rất nhiều đồ ăn có chứa tinh bột mà không thấy được ảnh hưởng của chúng đối với răng mình. Một số món ăn chứa nhiều tinh bột như cơm, ngũ cốc, khoai tây chiên, bánh mì, mì gói, bánh pizza… dễ dàng kẹt giữa các kẽ răng, lâu ngày sẽ khiến răng dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn sâu răng. Tuy những thực phẩm này không có đường nhưng chúng lại dễ dàng chuyển hóa thành đường ngay lập tức do enzyme có trong nước bọt của chúng ta.
3. Thực phẩm có tính axit

Các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua, bưởi, cam…. rất có hại cho răng bởi vì nó sẽ làm cho lớp men răng bị ăn mòn đi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên đánh răng và súc miệng thật kỹ để giảm lượng axit tồn đọng lại trong miệng sau khi ăn những thực phẩm này,

4. Các loại nước uống đóng chai có đường

Các loại đồ uống có chứa đường như đồ uống có ga, nước tăng lực rất có hại cho răng nếu sử dụng thường xuyên. Đây đều là những phổ biến của trẻ em và thanh thiếu niên, nó chứa nhiều axit phosphoric và axit citric làm mòn men răng. Cần hạn chế uống nước giải khát chứa đường, nước uống không đường tốt hơn cho răng của bạn vì nó làm giảm nguy cơ bị sâu răng.
Được tạo bởi Blogger.