Cách chữa đau răng sâu triệt để là điều khá nhiều người quan tâm hiện nay vì đau răng gây rất nhiều phiền toái, mất tập trung và ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày
Dấu hiệu của sâu răng
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, cần phải chữa trị. Một số dấu hiệu sâu răng có thể nhận biết như sau:- Triệu chứng ban đầu khi bị sâu răng là xuất hiện các điểm đen li ti trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt nên rất ít để ý.
Hôi miệng cũng có thể là một dấu hiệu sâu răng |
- Nếu không áp dụng những cách chữa sâu răng triệt để, lỗ sâu tiếp tục ăn vào ngà răng và tủy răng làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.
- Ngoài ra, hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sâu răng.
Những nguyên nhân gây sâu răng là gì?
- Thói quen ăn uống có nhiều chất đường bột: vi khuẩn sẽ sử dụng các chất này khi ta ăn vào miệng, sau đó thải ra A – xít bào mòn men răng.- Thói quen vệ sinh răng miệng không hợp lý: Chải răng không đúng cách, không lấy cao răng định kỳ dẫn đến việc các mảng bám còn sót lại là nơi cư ngụ lí tưởng cho các vi khuân gây sâu răng.
- Ngoài ra, khả năng chống sâu răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Chữa đau răng sâu triệt để bằng cách nào?
Một số người có thể sử dụng các biện pháp chữa đau sâu răng tại nhà, tuy nhiên những phương pháp này chỉ là nhất thời. Nếu bạn muốn chữa đau răng sâu triệt để thì cách tốt nhất là đến gặp nha sĩ. Tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ có phương pháp chữa đau sâu răng thích hợp.Đến gặp nha sĩ là cách chữa đau răng sâu triệt để nhất |
- Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu: Nếu răng đã sâu nặng và hình thành lỗ sâu thì bắt buộc phải nạo bỏ phần sâu nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau khi nạo bỏ mô răng sâu, nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám lỗ sâu răng để không lưu lại vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng, ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn.
Phòng bệnh sâu răng
Để phòng bệnh sâu răng, các bạn nên nhớ những điều sau:- Phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường.
- Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và xử lí các biến đổi xấu của răng.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét