Bệnh lý gì khiến trẻ em bị hôi miệng?


Tre em bi hoi mieng la benh gi, có nguy hiểm không? Rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại khi phát hiện mùi hôi phát ra từ miệng bé. Để giải thích được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này bậc phụ huynh hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Trẻ bị hôi miệng là bệnh gì
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, theo thống kê, có đến 70% là do các vấn đề răng miệng, 30% là do các bệnh lý khác.

>>> cach chua benh viem chan rang
– Trẻ bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: Đây được xem là nguyên nhân khá phổ biến, khi trẻ bắt đầu mọc đủ răng sữa, tuyến nước bọt cũng từ đó mà phát triển mạnh, bên cạnh đó, lúc này trẻ cũng đã bắt đầu tập ăn cơm, ăn các loại rau củ mềm, thịt, cá, trứng sữa. Nếu như không vệ sinh răng cho trẻ thật tốt, các mảnh thức ăn bám vào trong kẽ răng kết hợp với nước bọt sẽ gây ra hơi thở nặng mùi, về lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ.

– Trẻ bị hôi miệng do các bệnh lý: Viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, hoặc dị ứng theo mùa, bị ợ chua… cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Đặc biệt nếu thấy hơi thở bé có mùi đặc trưng, nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để điều trị, vì rất có thể lúc này bé đã bị suy gan.

– Trẻ bị hôi miệng do không uống đủ nước: Tình trạng khô miệng dẫn đến lượng nước bọt tiết ra ít hơn, không làm sạch được khoang miệng gây ra mùi hôi khó chịu.

– Bị vướng dị vật ở mũi: Bé vô tình để vướng dị vật ở mũi như hạt đậu, hạt gạo làm niêm mạc mũi bị tổn thương, bội nhiễm gây nên mùi rất hôi ở mũi, kéo theo hệ lụy đến cả miệng.

– Ăn thức ăn nặng mùi: Thủ phạm không chỉ gây ra mùi hôi ở cả người lớn mà còn ở trẻ nhỏ.

– Thói quen mút tay hoặc bú ti giả: Tay hoặc ti giả không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận, đặc biệt là vệ sinh ti giả không đúng cách sẽ trở thành nơi chứa vi khuẩn, khiến cho sức khỏe răng miệng của bé bị ảnh hưởng.
Trẻ bị hôi miệng điều trị như thế nào?

Khi trẻ có dấu hiệu của chứng hôi miệng, các bậc phụ huynh hãy kịp thời chữa trị để sức khỏe răng miệng của trẻ trở lại bình thường, không những thế còn phòng tránh được các bệnh lý răng miệng 
khác như sâu răng. Sau đây là một cách để điều trị cũng như phòng tránh trẻ bị hôi miệng:


Trẻ bị hôi miệng điều trị như thế nào?

– Trước hết là phải vệ sinh răng miệng cho trẻ thật kỹ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, chưa tự ý thức được việc vệ sinh răng miệng. Tập cho trẻ thói quen súc miệng sau khi ăn, đặc biệt là sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Tuy đơn giản, nhưng để tập thành thói quen thì rất khó, phụ huynh hãy thật kiên nhẫn.

– Vệ sinh chân tay trẻ thật kỹ, đặc biệt là ti giả để tránh vi khuẩn xâm nhập khi bé mút tay và đồ vật.

– Hạn chế không cho trẻ ăn thức ăn có đường, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hôi miệng và sâu răng.

– Nếu trẻ bị hôi miệng khi mắc các bệnh lý, hãy đưa trẻ đến điều trị tại các trung tâm nha khoa uy tín, chỉ bác sĩ mới có thể xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Để an toàn bậc phụ huynh nên đưa bé đến nha khoa để kiểm tra khi phát hiện răng miệng của bé có những dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.