Răng sâu vào tủy và cách điều trị

Răng sâu vào tủy là trường hợp răng bị sâu nhưng không được điều trị liền, lâu ngày lấn vô trong tủy. Lúc này, răng rơi vào tình trạng nguy hiểm có thể gây mất răng và viêm nhiễm xương ổ răng. Vậy chúng ta cần phải làm gì khi bị răng sâu vào tủy đảm bảo an toàn nhất hiện nay?

Cách điều trị răng sâu vào tủy

Khi vừa bị sâu răng, lúc tình trạng chưa nặng bạn có thể thực hiện hàn trám răng, tuy nhiên độ bền không cao nên dễ bị bong tróc và khi đó tình trạng bệnh lý sẽ nghiêm trọng hơn. Khi răng sâu vào tủy thì điều đầu tiên cần làm là lấy tủy, tức là loại bỏ phần tủy đã bị hoại tử ra khỏi ống tủy. 
Vì tủy răng nằm trong buồng tủy bao gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh có chức năng cảm biến, tiếp nhận và phản hồi các kích thích từ bên ngoài đến răng, nên tủy bị viêm có thể gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, dần dần mất răng và gây áp xe xương ổ răng, vết sâu sẽ lan rộng ra cả các răng xung quanh.
răng sâu vào tủy
Răng sâu vào tủy không được điều trị gây ra những biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị nội nha lấy tủy răng có thể thực hiện trong một hoặc hai lần thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên khoa, khoan mở ống tủy và bơm rửa làm sạch ống tủy. Vật liệu gutta percha sẽ được trám tạm thời vào phần tủy để điều trị sâu răng.
Sau khi điều trị nội nha, răng của bạn gần như đã mất cảm giác và dễ bị giòn vỡ khi có tác động từ bên ngoài, đặc biệt là răng bị vỡ mẻ quá nhiều do đó bạn không nên hàn trám tiếp mà cần bọc răng sứ. Mão sứ bọc toàn bộ phần răng đã lấy tủy, giúp bảo tồn răng một cách tối đa, giúp đảm bảo ăn nhai tốt cũng như tái tạo lại hình dáng răng bị vỡ mẻ.

Có nên nhổ răng khi bị răng sâu vào tủy

Dựa vào tình trạng cụ thể sau khi thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không? Bảo tồn chính là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nha khoa bởi răng sau khi nhổ cần phải trồng răng giả sớm để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai, nhưng xét cho cùng thì răng giả không thể so sánh được với răng thật về cảm giác ăn nhai. Do đó, răng sâu dẫn đến viêm tủy chỉ nhổ bỏ khi không thể tiến hành bảo tồn bằng biện pháp điều trị nội nha được nữa.
Khi răng sâu vào tủy, vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàn trám hay bọc sứ, tủy bị áp xe thì việc nhổ bỏ răng sâu là điều cần thiết. Một khi tủy gây áp xe xương ổ răng thì nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế bên là không tránh khỏi.
răng sâu tới tủy
Bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn thực hiện điều trị răng sâu vào tủy cho bệnh nhân
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt bởi viêm tủy răng có thể diễn tiến âm thầm, gây nên nhiều biến chứng mà sau này việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ cần thực hiện chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng của răng sâu vào tủy, xem mức độ viêm tủy ra sao để có phương án điều trị cụ thể nhất.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì khi gặp răng sâu vào tủy hay các trường hợp bệnh lý khác của răng, bạn hãy liên hệ với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhất.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn 
Cơ sở 1: 49 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp.HCM 
Cơ sở 2: 101 Sương Nguyệt Ánh, Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Tổng Đài: 19006899 
Mobile: 0909 903 258 (có viber,Zalo)
Làm Việc từ 7h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.