Răng cửa nằm ở mặt diện nên khi bị sâu ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của khuôn mặt và chức năng ăn nhai của răng. Do đó, răng cửa bị sâu cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không có thể dẫn đến viêm tủy, áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.
Vì sao răng cửa bị sâu
Răng cửa bị sâu là biểu hiện khá thường gặp ở mọi độ tuổi, vị trí răng cửa phía trước tiếp xúc nhiều với thức ăn, nước uống hằng ngày, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng sâu răng rất dễ xảy ra. Sâu răng cửa nói riêng và sâu răng nói chung xảy ra do axit hình thành từ đường và tinh bột có trong các mảng bám trên răng. Axit sẽ ăn mòn các mô răng khỏe mạnh dần dần tạo thành các lỗ đen nhỏ và lan rộng ra từ từ, sau đó gây đau nhức kéo dài.
Nguyên nhân răng cửa bị sâu |
Cách điều trị răng cửa bị sâu
Vai trò của răng cửa là hết sức quan trọng, nên quá trình điều trị sâu răng cửa không chỉ chú ý đến điều trị bệnh lý và vấn đề thẩm mỹ, bảo tồn răng cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo giải quyết tốt vấn đề sâu răng cửa chúng ta cần quan tâm đến 2 bước là loại bỏ các vết răng sâu và phục hồi răng.
Loại bỏ vết răng cửa bị sâu
Trước hết cần phải tiêu diệt bệnh tận gốc bằng cách loại bỏ thật sạch các vết răng sâu. Bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng nạo bỏ phần sâu, đây là phần mô răng đã hư hỏng nặng, có khả năng lây bệnh sang các mô răng khỏe mạnh bên cạnh. Thủ thuật này yêu cầu bác sĩ có tay nghề khéo léo và dụng cụ tốt để lấy sạch sẽ các vết sâu nhưng không tổn hại đến các mô răng lành. Với sâu răng cửa, quá trình này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn vì thân răng cửa mỏng, phần rìa có men răng rất mỏng không cẩn thận làm mất mô răng nhiều, rất khó để phục hồi răng.
Bác sĩ đang loại bỏ vết răng cửa bị sâu trước khi phục hồi |
Phục hình lại hình thể răng cửa bị sâu
Hai biện pháp được sử dụng hiệu quả nhất khi điều trị răng cửa bị sâu là hàn trám răng và bọc răng sứ. Đây là cách giúp bảo phần mô răng thật còn lại, đồng thời để bệnh sâu răng không tái phát trên mô răng thật.
Hàn trám răng cửa bị sâu có kỹ thuật tương đối đơn giản. Trước hết, nha sĩ sẽ tiến hành nạo vết răng sâu để ngăn mầm bệnh, vi khuẩn gây sâu răng không phát triển trở lại. Sau đó, vật liệu trám răng composite sẽ được trám từng lớp một cách từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng và dùng đèn laser đông cứng vết trám.
Chất liệu composite được lựa chọn hàn trám răng cửa bị sâu vì có màu sắc tự nhiên như răng thật và có độ dẻo nhất định, khi trám bác sĩ có thể dễ dàng thao tác sao cho nhìn giống răng thật nhất, không bị lộ khi giao tiếp.
Đối với răng cửa bị sâu nặng hơn, bị tổn hại đến mức mẻ cả một phần răng thì biện pháp bọc răng sứ có nhiều ưu điểm hơn. Bởi vì, quá trình ăn nhai sau khi hàn trám răng có thể gây bong bật thì bọc răng sứ mang lại giá trị phục hình cao hơn, răng sáng bóng như răng tự nhiên và đảm bảo bền chắc hơn. Thao tác bọc răng sứ sẽ mất nhiều hơn so với hàn trám và thông thường cần 2-3 lần hẹn với bác sĩ để hoàn thành.
Trong quy trình bọc răng sứ, sau khi làm sạch vết sâu, bác sĩ mài răng và dấu răng sẽ được lấy, các thông số kỹ thuật sẽ gửi về labo chế tạo răng sứ. Mài răng có thể gây đau nhức, ê buốt một chút nhưng sẽ được hỗ trợ bằng thuốc gây tê cục bộ. Trong thời gian chờ đợi có răng sứ mới, bác sĩ sẽ gắn tạm răng giả cho bạn để đảm bảo thẩm mỹ và duy trì ăn nhai bình thường. Khi răng sứ chuẩn hàm hoàn thành sẽ được gắn lên răng thật đã mài cùi và chỉnh sửa khớp cắn cho đến khi phù hợp nhất sẽ cố định vĩnh viễn. Đây được xem là cách điều trị răng cửa bị sâu hữu hiệu nhất trong nha khoa
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có đầy đủ các công nghệ điều trị răng cửa bị sâu. Tốt nhất là bạn nên trực tiếp đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng sâu răng, từ đó bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp nhất, bảo tồn răng trọn vẹn và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn
Địa chỉ: 49 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp.HCM
Tổng Đài: 19006899
Mobile: 0909 903 258 (có viber,Zalo)
Làm Việc từ 7h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét