Khi nào cần nhổ đi răng hàm?


Thắc mắc "khi nào cần nhổ răng hàm" là nỗi quan tâm có nhiều khách hàng nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nhất. Nhân bài viết này tôi sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng nhất về thắc mắc này.



Khi nào cần nhổ răng hàm?

Nhổ răng hàm thường được chỉ định trong những trường hợp như sau:

– Răng bị sâu, vỡ quá nặng và không thể phục hồi.

– Răng hàm bị viêm (tủy, chóp) gây đau đớn cho bệnh nhân mà không thể xử lý.

– Răng hàm số 8 mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc với các răng bên cạnh khiến các răng này bị tổn thương, có nguy cơ bị phá hủy thì cần được xử lý ngay lập tức.

Quy trình nhổ răng hàm diễn ra như thế nào?

khi nào cần phải nhổ răng số 8

Như đã đề cập ở phần trên, trước khi nhổ bất cứ một răng hàm nào, các nha sĩ thường có sự cân nhắc rất kĩ bởi vai trò của răng hàm đối với chức năng ăn nhai là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng thì lại tương đối đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn tưởng tượng hay lo lắng.

Quy trình nhổ răng hàm thường bắt đầu bằng việc chụp phim x-quang để xác định cấu trúc của xương hàm, hình dạng, vị trí, cấu trúc của răng có tác động gì đối với dây thần kinh hay không sau đó mới đưa ra chỉ định nhổ răng. Tiếp đến, vùng răng sẽ nhổ cũng như toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch, gây tê, và được nha sĩ tiến hành nhổ bằng dụng cụ cơ bản là nạy nha khoa và kìm.

Thời gian nhổ răng thường diễn ra khá nhanh chóng, trong vòng 15-20 phút và bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi, hết sưng, hết đau đớn chỉ trong vòng vài ngày sau đó. Yêu cầu quan trọng nhất của một ca nhổ răng chính là răng phải được nhổ bỏ toàn bộ, không được để sót lại chân răng vì việc xử lý sau đó sẽ tương đối phức tạp.

Phục hình răng đã mất bằng cách nào?

Với trường hợp của những răng hàm số 8, sau khi nhổ bỏ chỉ cần khâu liền nướu vĩnh viễn và không cần bất cứ giải pháp tác động hay phục hình nào. Bởi đây là răng nằm ở phía trong cùng của xương hàm, không có bất kì tác động nào đối với chức năng ăn nhai của toàn hàm.

Với những răng hàm ở vị trí khác sau khi nhổ xong sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, khiến chức năng ăn nhai ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu khoảng trống này không được lấp đầy sau đó, còn khiến các răng xung quanh nó bị xô, lệch, lung lay.

Do đó, nên sử dụng phương pháp làm cầu răng hoặc cấy ghép implant để phục hình lại răng đã mất.

Xem thêm: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-nen-an-gi-de-giam-dau/

Hy vọng với những giải đáp ở bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc "khi nào cần nhổ răng số 8".

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.