Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Đau lợi thì phải làm sao ?

Bệnh viêm lợi, sưng lợi là tình trạng nhiễm trùng ở phần các mô của lợi, làm cho tình trạng hình thành ổ mủ. Quá trình hình thành chính là do yếu tố vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập vào cộng thêm vi khuẩn trú ngụ trong miệng phát triển gây viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đau lợi chính là do việc vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các mảng bám chứa vi khuẩn tồn tại nhiều trên răng

Một số bệnh khác cũng có thể gây nên bệnh đau lợi như bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn dịch….làm cho sức đề khách của cơ thể với tác nhân bên ngoài giảm sút, cơ thể dễ bị tấn công gây bệnh.

Xem thêm
http://www.google.lt/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/tre-nho-rang-bi-chay-mau-lien-tuc-phai-lam-sao/

Viêm lợi ban đầu không có biểu hiện rõ nét nên người bệnh khá chủ quan, cho đến khi nướu bị sưng thì tình trạng bệnh lý đã khá nghiêm trọng. Một số biểu hiện cụ thể của viêm lợi chính lợi sưng tấy, đau nhức, hôi miệng cảm nhận rõ nét hơn, chảy máu chân răng, thậm chí xuất hiện túi mủ ở chân răng. Khi lợi bị viêm mà không được điều trị thì dần dần lợi sẽ bị tụt và chân răng dường như dài hơn ra nhưng thực chất là do tụt lợi.



Nghiêm trọng hơn có thể phá hủy các mô răng xung quanh, gây áp xe xương ổ răng và gây viêm nhiễm cho cả các răng kế bên, nguy cơ rụng răng là rất cao.
Một số cách chữa đau lợi hiệu quả

+ Sử dụng trà xanh súc miệng

Trà xanh không chỉ được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe, chống lão hóa…mà còn có tác dụng giảm viêm nhiễm và chữa đau lợi hiệu quả. Thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày với nước trà xanh bạn sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm giảm tối đa.

+ Dùng nước muối súc miệng hàng ngày

Súc miệng nước muối hàng ngày là cách chữa đau lợi hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý ngày 2-3 lần. Muối sẽ có tác dụng tiêu viêm và giảm sưng khá tốt.

Lấy cao răng kết hợp điều trị bằng thuốc

Lấy cao răng là cách chữa đau lợi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Viêm lợi có nguyên do chủ yếu xuất phát từ các vi khuẩn phát sinh trên cao răng nên khi các mảng bám này được làm sạch thì tình trạng lợi cũng sẽ được cải thiện, hiện tượng sưng nhức sẽ giảm dần. Nướu sẽ ôm sát răng, chấm dứt tình trạng tụt nướu và hơi thở cũng thơm mát hơn.

Hiện nay, lấy cao răng được tiến hành với công nghệ sử dụng mũi siêu âm Cavitron BP 8.0 đảm bảo làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng một cách nhanh chóng mà không làm tổn hại đến men răng hay nướu. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm lợi thì quá trình lấy cao răng có thể gây ê nhức và chảy máu một chút nhưng điều này không đáng lo ngại. Quan trọng là bạn có thể điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả.


Chăm sóc răng miệng tốt chính là cách phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh răng miệng tốt nhất. Khi các mảng bám chứa vi khuẩn được loại bỏ thì nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cũng được loại trừ. Bác sỹ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện làm sạch răng miệng bằng cách chải răng hàng ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm. Lưu ý chải răng với lực vừa phải để hạn chế các tác động lên nướu và men răng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa bám dắt trong kẽ răng.

Hậu quả của chữa tủy không sạch

Khi bệnh nhân bị viêm tủy gây mất răng, bác sĩ sẽ lấy sạch tủy sau đó điều trị tốt các bệnh lý răng miệng liên quan, nhổ răng hỏng và trồng răng giả cho bệnh nhân. Nhưng trong quá trình chữa tủy có thể bác sĩ sẽ để sót tủy và hậu quả của chữa tủy không sạch gây ảnh hưởng cũng như tổn thương rất lớn cho răng miệng.

Hậu quả của chữa tủy không sạch

Một thời gian dài sau khi bệnh nhân được làm răng giả, bệnh nhân luôn cảm thấy bị đau, nhức và sưng ở chỗ nướu răng tại khu vực răng giả, đặc biệt ở bên trên phần nướu thấy có một chỗ lồi lên màu trắng. Những khi ấn vào vùng lồi lên màu trăng đó thấy có chất nhầy nhầy màu vàng đục chảy ra, đôi khi không thấy gì.

Xem thêm

Những triệu chứng xuất hiện trên cho thấy chắc chắn răng của bạn không được lấy tủy hoặc có được chữa trị nhưng không đạt yêu cầu dẫn đến việc bị nhiễm trùng, tạo nên một ổ mủ ở vùng chóp gốc răng mang răng giả. Khi bệnh nhân thấy có những dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể sẽ tới nhà thuốc tây mua thuốc về tự uống. Và mặc dù việc uống thuốc có thể giúp bệnh nhân ngưng đau sau một thời gian nhưng điều này chỉ là biện pháp nhất thời và bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên uống thuốc vì nhiều lí do:



Thứ nhất: Bệnh không thể khỏi hẳn nếu chỉ dùng thuốc.

Thứ 2 : Bệnh sẽ tái phát đi tái phát lại nhiều lần và ổ mủ trong xương hàm sẽ ngày càng lớn dần, có thể gây hại đến những răng vẫn còn khỏe mạnh ở bên cạnh sau đó lây lan ra toàn hàm.

Hơn nữa, việc mua thuốc mà không có chỉ định không có toa thuốc của bác sĩ dễ dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị lờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Vì thế, bệnh nhân nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt càng sớm càng tốt để điều trị và ngăn ngừa các tình trạng xấu sảy ra.

Khi đến Nha Khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và cho chụp CT, X- quang để xác định tình trạng, ổ sưng để bác sĩ kịp thời dùng biện pháp can thiệp. Nếu bệnh nhân muốn điều trị hết nhưng không muốn gây ảnh hưởng, phá bỏ răng giả thì có thể bệnh nhân phải trải qua một ca phẫu thuật điều trị nhằm điều trị xong.

Nếu bạn đang trong tình trạng kể trên thì hãy nhanh chóng tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh để lâu dài gây ra tổn thương cho các răng khỏe mạnh khác.

Nguyên nhân gây viêm xương hàm

Viêm xương hàm hay viêm tủy xương hàm rất hay gặp, là tình trạng tổ chức tại đây bị viêm nhiễm. Xương hàm là vị trí xương dễ bị viêm hơn các xương khác do các yếu tố thuận lợi 


+ Răng bị nhiễm khuẩn cấp không được xử lý dẫn đến mãn tính và lan truyền vào xương hàm.

+ Qúa trình hình thành và mọc răng có thể biến chứng và viêm xương tủy hàm. https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-duong-ngo-quyen-hoan-kiem/

+ Xương hàm dưới dễ bị viêm hơn xương hàm trên do vị trí trũng dễ ứ đọng dịch tiết và chất nhiễm khuẩn, vỏ xương dày,…

+ Các ổ nhiễm khuẩn từ miệng, hố mũi, xoang hàm dễ xâm nhập vào xương hàm trên gây viêm xương hàm.



Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, nhai nuốt mà tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời thì nhiễm khuẩn sẽ lan rộng gây viêm khớp thái dương hàm, có thể gây cứng khớp hàm, viêm cơ, nhiễm khuẩn mủ, nhiễm khuẩn huyết, gãy xương bệnh lý, biến dạng hoặc teo xương hàm, áp xe quanh hàm,…
Nguyên nhân gây viêm xương hàm

Nguyên nhân tại chỗ:

– Chấn thương gãy xương nhất là gãy xương hở hàm dưới.

– Nang răng hay u nhiễm khuẩn. https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-tien-giang/

– Các vấn đề về răng khác như: viêm quanh răng, viêm xương ổ răng, viêm quanh thân răng khôn, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm.

– Răng bị nhiễm khuẩn viêm tủy hoại thư, viêm quanh chóp răng, biến chứng sau nhổ răng hay mọc răng khôn,…


Ngoài ra, một số viêm nhiễm phần mềm quanh xương hàm, viêm niêm mạc miệng, nhọt ở mặt, cụm nhọt, viêm quầng cũng là những nguyên nhân gây viêm xương hàm.

Nguyên nhân toàn thân:

Một số tác nhân như: mắc bệnh sởi, thương hàn, cúm, lao, giang mai,… cũng được xác định là nguyên nhân gây viêm xương hàm.

Viêm xương hàm tiến triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết cấp, giai đoạn làm mủ và giai đoạn tái tạo xương. Các triệu chứng viêm tủy xương hàm thường thấy là: đau ở vùng viêm quanh răng, các cơn đau liên tục tăng về đêm; sốt cao; thể trạng kém, suy nhược, mệt mỏi; hàm khít lại; hơi thở hôi; miệng bị sưng hay biến dạng một bên mặt,… https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-ha-noi/

Viêm xương hàm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như đã nói ở trên. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là mọi người nên có ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám nha khoa định kỳ để phát hiện ra những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ được chia sẻ:

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh
Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.
Biểu hiện lâm sàng:
- Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.

Xử trí: 
- Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.
- Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.

2. Tưa miệng
Triệu chứng:
- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.
- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.
- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng. Bé bị rộp trắng trong miệng http://chamsocrangtreem.vn/be-bi-rop-trang-trong-mieng/
Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: Thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa.
Hàm trên:
- 2 răng cửa giữa: 7 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9 tháng.
- 2 răng nanh: 18 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 14 tháng.
- 2 răng cối lớn: 24 tháng.

Hàm dưới:
- 2 răng cửa giữa: 6 tháng.
- 2 răng cửa bên: 7 tháng.
- 2 răng nanh: 16 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 12 tháng.
- 2 răng cối lớn: 20 tháng.

2. Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
- Cho thuốc giảm đau.
- Bôi thuốc chữa viêm loét.

3. Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.

Xử trí:
- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính
Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.
Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.
Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.

5. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng
Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.
Biểu hiện lâm sàng: 
- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.
- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.
- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.
- Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau. Bé mọc răng hàm sưng lợi http://chamsocrangtreem.vn/be-moc-rang-ham-sung-loi/

Xử trí: 
- Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.
- Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.
Giai đoạn 6-12 tuổi

1. Viêm lợi
Biểu hiện lâm sàng:
- Hơi thở hôi.
- Lợi chảy máu khi đánh răng.
- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.
- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.
- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng sáng tối.
- Lấy sạch cao răng.
- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2. Thiểu sản men răng
Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.
Xử trí: 
- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.
- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3. Răng mọc lệch lạc
Nguyên nhân: 
- Do cung hàm quá hẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.
- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:
- Nhổ răng sữa.
- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:
- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.
- Dùng kem đánh răng có flour.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần. 

Ăn uống đủ chất đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Viêm quanh chóp răng có nguy hiểm không ?

Viêm quanh chóp răng là bệnh lý phức tạp phát triển âm thầm, khó nhận biết, gây tổn thương lớn cho người bệnh. Căn bệnh gây tổn thương quanh vùng chóp răng gây viêm tủy dẫn đến chết tủy, mất răng, nhiễm mô…nếu không được chữa trị kịp thời sẽ di căn gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.



Nguyên nhân nên điều trị bệnh Viêm quanh chóp răng

1.Viêm quanh chóp răng là một bệnh răng miệng nguy hiểm
http://www.google.cz/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/
Bệnh viêm quanh chóp răng là căn bệnh về răng miệng phổ biến trên thế giới và nó không hề xa lạ gì với người Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có tới 95% người mắc bệnh viêm quanh chóp là trên 35 tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm và được xem là căn bệnh tai họa đối với nhân loại và được xếp thứ 3 sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch.



2.Viêm quanh chóp răng gây đau buốt cho bệnh nhân và có nhiều biến chứng

Viêm quanh chóp có tỷ lệ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp Viêm quanh chóp răng rơi vào giai đoạn cấp tính sẽ gây ra một số biến chứng như: mất răng, gây viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…Những biến chứng của bệnh tiếp tục gây nên những căn bệnh nghiêm trọng khác như: viêm mô tế bào, viêm xương tuỷ hàm, viêm xoang hàm, những bệnh này gây chảy dịch, đau đớn, gây mùi hôi khó chịu. Nặng hơn là người bệnh còn có nguy cơ bị bệnh đau tim và đột quỵ http://www.google.com.sa/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-tre-em-dung-cach/


Khi cảm thấy răng miệng có dấu hiệu khác lạ thì bạn nên đến nha khoauy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Dù bất kỳ bệnh lý răng miệng nào cũng nguy hiểm cho nên không nên để bệnh kéo dài. Sẽ không loại trừ được những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong bệnh. Sức ảnh hưởng của bệnh lý răng miệng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân là rất lớn. Bởi vậy nên kiểm soát bệnh và có biện pháp điều trị sớm, kịp thời. http://www.google.co.kr/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-cho-tre-dung-cach/

Những triệu chứng sưng chân răng phổ biến

Sưng chân răng chỉ được coi là biểu hiện bên ngoài của các bệnh lý khác về răng miệng. Dựa vào dấu hiệu sưng chân răng để bác sĩ có thể chuẩn đoán các bệnh lý khác liên quan, tìm ra nguyên nhân chính của việc sưng chân răng và khoanh vùng điều trị.



Triệu chứng sưng chân răng được xem như chính là triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng và tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.



 Những bệnh lý thường gặp nhất viêm tủy, apxe tủy, viêm chóp, viêm xương ổ răng, viêm nướu,… đây đều là những bệnh lý làm cho chân răng bị sưng lên.


Các triệu chứng sưng chân răng cụ thể


Nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng sưng chân răng đều do những bệnh lý liên quan đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng hoặc nướu tùy theo cấp độ nặng nhẹ khác nhau.


Có hai mức độ sưng chân răng là viêm cấp và viêm mạn. Viêm cấp thường sẽ gây ra những cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm nhất định. Còn viêm mạn không gây ra những cơn đau dữ dội nhưng cơn đau lại kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại trong 1 khoảng thời gian dài. Tuy nhiên dù viêm cấp hay viêm mạn thì khi thành cơn đau sẽ lan tỏa ra xung quanh, làm cho cơn đau trở nên cục bộ và bệnh nhân sẽ rất khó xác định được vị chí đau và viêm chính xác.

Những cơn đau nhức có thể diễn ra một cách tự nhiên, cũng có thể do tác động tự bên ngoài như ăn nhai, lực từ bên ngoài… Cảm giác đau sẽ lặp đi lặp lại, lúc đâu lúc lại không đau trong một khoảng thời gian nhất định, tần suất lặp lại những cơn đau phụ thuộc trực tiếp vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Nhưng chính điều nay sẽ làm cho bệnh nhân chủ quan, coi nó không có gì nghiêm trọng nên rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Sưng chân răng là biểu hiện mà bạn sẽ dễ thấy nhất bao gồm sưng nướu ở tại vị trí chân răng, nướu bị mọng đỏ, và nếu nặng hơn sẽ hơi có mùi, có mủ và đôi khi còn kèm cả máu.

Phương pháp điều trị các triệu chứng sưng chân răng

Khi thấy những dấu hiệu của sưng chân răng bạn cần phải đến gặp ngay các bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ dẫn đến việc dùng không đúng thuốc, và có thể gặp những phản ứng phụ không mong muốn.


Những bệnh lý liên quan đến triệu chứng sưng tấy chân răng thường không phải là bệnh thông thường, nên những phương pháp tại nhà là rất khó để có thể chấm dứt tình trạng bệnh. Bạn cần phải lựa chọn những nha khoa uy tín, tại đó sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi giúp bạn chấm dứt hoàn toàn những hiện tượng đó.

Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi và lên phác đồ điều trị chi tiết để chấm dứt hoàn toàn bệnh lý, bằng các biện pháp chuyên khoa như lấy tủy nếu bị viêm tủy, loại bỏ các ổ viêm, làm sạch mùn ngà răng đã bị hỏng và phục hồi lại nếu có thể. Một số trường hợp đã bị quá nặng, các bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.

Tại Nha khoa Quốc tế , các phương pháp điều trị để được các bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết và tỉ mỉ, đảm bảo tối đa việc bảo tồn răng thật và điều trị triệt để bệnh lý. Các bác sỹ phụ trách điều trị bệnh lý răng tại Nha khoa đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên cao, luôn đưa ra được những chuẩn đoán chính xác nhất và đảm bảo hướng điều trị an toàn, hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân.


Các phương pháp phòng ngừa triệu chứng sưng chân răng

Sưng chân răng trên thực tế chính là việc phù đại lên của lợi, nha chu bị sưng lên do việc bị viêm nhiễm gây ra. Nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ vi khuẩn và cao răng do không chăm sóc răng miệng tốt. Vì thế, chăm sóc răng miệng tốt chính là cách để phòng ngừa triệu trứng sưng chân răng tốt nhất:

Khám răng và lấy cao răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ 1 lần để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn có thể phát triển và gây hại cho răng và nướu. Ngăn chặn sự phát sinh của các triệu trứng sưng chân răng, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu phá hủy xương ổ răng, gây tiêu xương ổ răng, tụt nướu, chảy máu và sưng chân răng.

Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt và uy tín nhất tại Sài Gòn

Nha khoa KIM địa niềng răng cho trẻ em uy tín có thể đáp ứng được tất tất cả những yêu cầu trên, cam kết mang lại cho mọi khách hàng kết quả hoàn hảo nhất. 

>> Răng sâu có nên trám
>> Sâu răng có mấy giai đoạn
>> Sâu răng quá nặng phải làm sao

Với một đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha tại trường ĐH. Y Dược TP.HCM và bề dày với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Đảm bảo mang lại cho bạn kết quả hoàn hảo nhất.



Trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hệ thống vô trùng hiện đại của Nha khoa KIM được nhập khẩu từ Châu Âu, giúp quá trình khám, chuẩn đoán và điều trị được nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.


Đội ngũ phụ tá chu đáo mang lại cho bạn cảm giác thoải mái sẽ hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của bạn một cụ thể và nhiệt tình nhất.

Làm sao để nhổ răng khôn giảm đau nhức và biến chứng

Với sự phát triển của ngành nha khoa thì những khiếm khuyết, bệnh lý của hàm răng không gì là không thể làm được. Ngay cả khi bạn bị mất răng thì các nha sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về những cách làm răng giả phù hợp giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.


>> Bị sâu răng có nguy hiểm không
>> Sâu răng gây hôi miệng

1. Làm răng giả bằng hàm giả tháo lắp?

Hàm răng giả tháo lắp: có cấu tạo gồm nền hàm bằng nhựa resine hoặc kim loại và răng sứ giả thay thế răng mất phù hợp cho trường hợp mất nhiều răng (từ 3 răng trở lên).

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là giá thành rẻ khi phục hình nhiều răng còn nhược điểm là sức nhai yếu, độ bền không cao, khi ăn nhai có cảm giác hơi cộm nên ăn không ngon miệng, ngoài ra sau khi ăn phải tháo ra để vệ sinh nên khá phiền.


2. Trồng răng giả cố định bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là cách phục hình răng mất nhờ thân răng sứ. Bác sĩ sẽ thực hiện mài cùi các răng kế cận răng mất để làm trụ đỡ, sau đó cầu răng sứ được chế tạo nhằm thay thế răng mất.

Đối với làm cầu răng, đòi hỏi các răng kế cận răng mất cần khỏe mạnh để có thể làm trụ đỡ cho răng giả. Ưu điểm của cầu răng sứ là tính thẩm mỹ cao, ăn nhai tốt, chi phí phải chăng.

Tuy nhiên nhược điểm của cách trồng răng cố định này chỉ thay thế được thân răng mà không thay thế được chân răng, nên về lâu dài không tránh được tình trạng tiêu xương hàm khiến gương mặt bị xệ xuống, trông mất thẩm mỹ, già trước tuổi.

3. Làm răng giả cố định bằng cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng giả tiên tiến thay thế được cả chân răng và thân răng đã mất. Trụ implant được cấy xuống xương hàm thay thế chân răng, abuttment làm trụ đỡ ở phía trên, sau đó thân răng sứ được chế tạo gắn lên abuttment thay thế thân răng thật đã mất.

Làm răng giả bằng implant phục hồi chức năng ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao, độ bền duy trình vĩnh viễn trên cung hàm. Tuy nhiên, chi phí cấy ghép implant khá cao, đồng thời phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải có sức khỏe tốt thì mới đáp ứng được.

Mỗi phương pháp phục hình có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, dù chọn cách nào thì bác sĩ hỗ trợ điều trị cùng công nghệ được áp dụng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ.

(Tư vấn) Bé 3 tuổi bị sâu hết răng có nên nhổ?

Thưa bác sĩ, con trai tôi được hơn 3 tuổi nhưng đã bị sâu hết răng, vậy có nên nhổ đi không? Hay nên xử lí thế nào? (Câu hỏi của khách hàng)


>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12
>> dấu hiệu răng sâu

Phải đến 6 tuổi, răng sữa của cháu mới bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Như vậy, còn đến 3 năm nữa răng của bé nhà anh mới bắt đầu được thay thế.

Trong 3 năm này, nếu anh nhổ hết răng của cháu đi thì cháu ăn nhai bằng gì?

Và đặc biệt, răng sữa còn có một chức năng rất quan trọng là định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc đúng chỗ. Nếu anh nhổ hết đi, sau này răng vĩnh viễn của cháu sẽ bị xô lệch. 


Vì vậy, hoàn toàn không nên nhổ hết răng của cháu đi mà nên nghĩ đến những phương pháp điều trị bảo tồn, để giữ lại hàm răng của cháu.

Những răng nào bị sâu ít, tủy răng chưa bị ảnh hưởng thì có thể vệ sinh sạch sẽ rồi trám bít lỗ sâu lại.

Những răng nào đã bị sâu lớn, thậm chí chỉ còn chân răng thì có thể điều trị tủy răng để giữ lại.

Điều trị tủy răng sẽ phải chích thuốc tê cho bé. Việc chích thuốc tê nếu được thực hiện hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng kỹ thuật và việc điều trị tủy răng sau đó gần như là không đau, nhưng vì tâm lý, các bé khi nhìn thấy mũi kim thường rất sợ hãi.

Nếu cháu nhà anh vì quá sợ mà phản ứng dữ dội, không chịu nằm yên cho bác sĩ điều trị thì nên có một kế hoạch điều trị tâm lý trước cho cháu.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng ở trường hợp này cần phải nhổ và nhổ càng sớm càng tốt. Nhưng đây không phải là trường hợp cấp cứu, phải điều trị tức thời. Có nghĩa là hoãn nhổ khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày cũng được.

Trong thời gian 1 tuần này, hãy cho cháu đến phòng khám một vài lần để tập làm quen với bác sĩ và phòng khám. Hãy động viên bé hoặc bằng những cách nào đấy dụ để bé tự nguyện hợp tác với bác sĩ. Không nên cố đè bé ra để điều trị theo kiểu 'cưỡng bức'. Nếu điều trị cưỡng bức sẽ để lại sự ám ảnh lâu dài đối với tâm lý của cháu. Sau này, cháu sẽ không bao giờ dám đến bất kỳ một phòng khám nha khoa nào nữa đâu!

Chúc bé nhà anh điều trị tốt và sau này có một hàm răng đều đẹp!

Mẻ răng nên làm gì?

Mẻ răng là một trong những trường hợp chấn thương răng, tuy không nặng như nứt răng hay vỡ răng, nặng hơn là răng rơi hẳn ra ngoài, nhưng mẻ răng là tiền đề để dẫn đến những hiện tượng suy yếu răng trầm trọng nói trên.



Mẻ răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do chấn thương như tai nạn, chơi thể thao, té ngã, gây ra tác động ngoại lực mạnh lên răng, làm răng bị mẻ gẫy; hoặc răng bị mài mòn bởi những thực phẩm có tính axit lâu ngày làm phá hủy men răng, lộ ngà, mẻ răng; răng của bạn cũng có thể thiếu canxi bẩm sinh nên rất yếu, dễ bị mẻ… Dù nguyên nhân nào, thì mẻ răng cũng gây ảnh hưởng xấu đến mặt thẩm mỹ, khiến cho bạn gặp khó khăn khi giao tiếp và ăn nhai như bình thường. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả xấu khác không chỉ về sức khỏe răng miệng mà cả hệ tiêu hóa, tim mạch…


Khi bị mẻ răng, dù là mẻ một phần nhỏ, hay những miếng mẻ lớn, bạn cũng nên đến ngay phòng nha để được phục hình kịp thời bằng nhiều giải pháp tiên tiến và khoa học hiện nay, đó là trám răng và bọc răng sứ.

Trám răng

Là dịch vụ phổ biến nhất trong nha khoa hiện nay, sử dụng các vật liệu y tế đặc biệt để phục hình thẩm mỹ cho răng, điều trị các trường hợp răng sâu, viêm tủy, mòn men răng và răng bị mẻ gẫy. Trám răng Inlay và Onlay là kỹ thuật mới phục hồi tốt cho răng bị mẻ. Nếu như Inlay là một miếng trám được đúc để phục hồi hình dáng của răng, thì Onlay sẽ bao phủ lên bề mặt của răng.

Trám răng khắc phục răng mẻ có độ bền cao, giữ được màu sắc tự nhiên so với răng thật, hơn nữa tiết kiệm thời gian và chi phí, chỉ cần thăm khám 2 lần và thực hiện tùy thuộc vào mức độ hư hoại của răng bạn. Các bác sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch mô răng bị mục nát hoặc quá mỏng, từ đó lấy dấu răng, làm khuôn miếng Inlay hoặc Onlay sao cho vừa khít với vùng răng mẻ. Quá trình này được hoàn tất bằng thao tác gắn vào răng bằng một loại xi măng đặc biệt.

Nếu như mẻ răng đã chuyển sang nứt gãy răng, răng bị mẻ lớn khó thực hiện trám răng, bọc răng sứ chính là giải pháp hoàn hảo hiện nay để phục hình thẩm mỹ cho chiếc răng bị mẻ của bạn. Bọc răng sứ sử dụng mão sứ để chụp lên thân răng bị mẻ gẫy, được đo và thiết kế sao cho trùng khớp và ôm khít vào thân răng thật.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ tạo hình dáng chiếc răng như bình thường với kích cỡ hệt răng thật, bảo vệ răng mòn men, vừa giúp bạn có thể ăn nhai như bình thường, sử dụng như răng thật của bạn, vừa phục hình thẩm mỹ cho răng, vì răng sứ y hệt răng tự nhiên với màu sắc trắng hòa hợp răng toàn hàm với độ bền vật liệu lên đến 20 – 25 năm với chi phí 4 – 5 triệu đồng/răng.

Để bảo vệ răng nguyên vẹn, điều quan trọng nhất là bạn phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống. Tránh những thực phẩm có tính axit cao, tránh nhai thực phẩm hay vật cứng như đá, kẹo, xương động vật, cẩn trọng trong các hoạt động thể thao… Bên cạnh đó, bạn cần lấy cao răng định kỳ tại phòng nha để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám có thể làm mòn men răng, gây ra nhiều bệnh răng miệng khác, phòng tránh trường hợp răng bị mẻ.

Răng cửa bị mẻ phải làm sao? – Cách khắc phục hiệu quả

Răng cửa bị mẻ là tình trạng không ai mong muốn xảy ra, vì chúng được xem là răng “mặt tiền” của hàm răng, nếu chẳng may bị sứt mẻ, xỉn màu phải đi khắc phục ngay nếu không sẽ không cười hay giao tiếp thoải mái được và ăn uống cũng không ngon.


>> nhổ răng sâu hàm dưới
>> sâu răng hàm trên

Răng cửa bị mẻ do té ngã, chấn thương, hoặc do cắn mạnh khi ăn nhai, thậm chí có trường hợp do tủy răng bị viêm khiến răng không còn vững chắc dễ bị sứt mẻ. Với công nghệ ngày càng phát triển, mọi người có thể khắc phục tình trạng này cách nhanh chóng bằng việc hàn trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

Để đưa ra được phương pháp răng bị mẻ thì làm sao hoặc răng bị mẻ phải làm sao để phục hồi nhanh nhất và đảm bảo thẩm mỹ nhất thì bạn cần phải nắm được nguyên nhân răng mẻ.


Răng tự nhiên bị mẻ thì có thể là do nền răng yếu, thiếu canxi nên sau nhiều năm ăn nhai, chịu lực nghiến thường xuyên, liên kết mô răng không còn rắn chắc dẫn đến sự phân rã.

Nếu mong muốn của bạn là chữa trị nhanh và tiết kiệm nhất thì chỉ có trám răng là phù hợp. Đây là biện pháp khắc phục răng sứt mẻ dựa trên cơ chế dùng mô răng nhân tạo để bổ sung cho phần mô răng thật đã bị thương tổn.

Mô răng giả này được gọi là miếng trám. Miếng trám cho răng mẻ có màu tương tự như màu răng thật, khi gắn lên thân răng thật, chiếc răng sẽ được tạo hình tự nhiên giống như khi chưa bị sứt mẻ.

Làm gì khi răng bị mẻ? để khắc phục tốt nhất và nhanh chóng bạn nên tìm đến ngay các bác sĩ nha khoa để được thăm khám, đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ không?

Răng cấm là răng số 6 trên cung hàm, cùng với răng số 7 và răng số 5 thì đây là răng đóng vai trò ăn nhai chính. Một khi răng số 6 bị các bệnh lý răng miệng hay chấn thương thì việc nghiền nát thức ăn sẽ khó khăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy nguyên tắc bảo tồn răng vẫn được đặt lên hàng đầu



Răng sâu bị vỡ, mẻ nhiều gây đau nhức

Nếu răng vỡ mẻ nhiều và cơn đau kéo dài thành từng đợt, đau nhức cả ngày đêm thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng viêm tủy cấp. Vết sâu lan rộng xuống buồng tủy, gây viêm tủy răng. Trong trường hợp này tốt nhất nên thực hiện điều trị nội nha lấy tủy càng sớm càng tốt.

Tình trạng viêm tủy nếu kéo dài không có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi có thể tác động và làm áp xe xương ổ răng. Sau khi điều trị lấy tủy, răng sâu sẽ cần hàn trám lại để bảo tồn răng tránh tác động từ bên ngoài.


Răng sâu bị vỡ gần hết, chỉ còn chân răng

Tình trạng này nếu không thể bảo tồn thì nha sỹ có thể tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, việc nhổ răng cấm so với răng cửa sẽ khó khăn và phức tạp hơn nên cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Thông thường, một ca nhổ răng sẽ được tiến hành trong vòng 15-20 phút.

Kỹ thuật nhổ răng trước kia dùng dụng cụ nạy và kìm nha khoa nên sẽ gây chảy máu và đau nhức khá nhiều. Hiện nay với kỹ thuật nhổ răng không đau tại Nha Khoa KIM thì nhổ răng sẽ diễn ra an toàn và không biến chứng. Với kỹ thuật gây tê hiện đại bạn sẽ không phải lo nghĩ về vấn đề nhổ răng có đau không nữa

Không phải cứ răng sâu là cần thiết phải nhổ bỏ, răng chỉ nhổ bỏ khi thực sự cần thiết, đặc biệt là với răng cấm. Trường hợp vẫn có thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên điều trị, chữa đau răng và bọc răng sứ bởi một khi răng cấm phải nhổ bỏ thì cần phải cấy ghép implant để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ, tránh xâm lấn đến răng kế bên và hạn chế được tình trạng tiêu xương. Tuy nhiên, cấy ghép implant cũng khá tốn kém và không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để được thăm khám càng sớm càng tốt, từ đó nha sỹ sẽ đưa ra chỉ định răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ hay không.

Niềng răng nguy hiểm thế nào?

Về nguyên tắc, niềng răng sẽ giúp hàm răng, khuôn mặt đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác.



Nguy cơ chết tủy do niềng răng sai cách

TS Hải khuyến cáo, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và giải phẫu răng cho phép, kết quả sau khi niềng răng xong sẽ ổn định suốt đời. Ngược lại, người bị điều nắn chỉnh răng không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm...

Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài. Chính vì vậy, việc chọn bác sĩ điều trị cho mình có vai trò quan trọng nếu không rất dễ bị mắc các tai biến.


Có thể làm mặt biến dạng

Bác sĩ này cũng cho biết, các bệnh nhân đang trong độ tuổi phát triển, khuôn mặt có thể thay đổi do sự phát triển của xương hàm cần thận trọng khi thực hiện phương pháp này. Nếu trước khi phục hình răng mà mặt đã lệch thì sự phát triển của khung xương sau khi tiến hành niềng răng sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Điều này cũng tương tự nếu trẻ có cằm dài.

Răng rụng sớm hơn

Nhiều người lo ngại sau khi niềng, liệu khi về già, răng và hàm của họ có trở nên yếu hơn hay không. Với thắc mắc này, TS Hải cho biết điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu tay nghề bác sĩ không tốt. Về lâu dài, người niềng răng có thể dễ mắc các bệnh lý về bộ nhai hơn. Đồng thời, họ cũng ăn nhai khó hơn, dễ bị đau và rụng răng sớm hơn bình thường.

Hiện nay các phòng khám chỉnh nha tương đối nhiều, những người có nhu cầu cần phải tỉnh táo chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Mặc dù, niềng răng hiện tại là kỹ thuật không gây nguy hiểm cho con người nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân gặp rất nhiều biến chứng.
>> http://phauthuathamhomom.com

Tật nghiến răng ở trẻ em

Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.



Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Những yếu tố nào gây nên chứng nghiến răng?

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Các triệu chứng nghiến răng ở trẻ em


Đa số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể:

- Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.

- Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

- Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Co, căng và đau cơ hàm.

- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?

Đa số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng, nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng thẳng thần kinh bị loại bỏ.

Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.

Chảy máu ở răng sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng do thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt, hình thành vi khuẩn gây sâu răng. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, mà sâu răng còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nếu không điều trị còn có thể phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác.



Chảy máu ở răng sâu là một trong những biến chứng xảy ra khi vết sâu không được điều trị dẫn đến việc tủy bị tấn công. Không chỉ gây chảy máu ở phần lợi của răng mà lúc này còn đi kèm những cơn đau nhức rất đặc trưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn, về lâu, nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.


Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, khắc phục kịp thời. Bằng cách điều trị nha khoa phù hợp để chữa dứt tình trạng chảy máu ở răng sâu này. Chỉ khi đó, răng mới không còn chảy máu, cơn đau nhức mới thuyên giảm, và vẫn có thể tiếp tục bảo tồn răng thật.

Thông thường, với trường hợp răng sâu nặng, gây chảy máu và viêm tủy thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.


Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục tình trạng chảy máu ở răng sâu, tốt nhất là bạn nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú trọng đến cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu, ăn nhai tránh vị trí răng sâu bị chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

Các vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu ý

Vấn đề răng miệng cho trẻ nên được cha mẹ chú ý đặc biệt giúp định hình sự phát triển thuận lợi, hài hòa và an toàn nhất cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành. Có 4 vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu tâm dưới đây.



1: Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Đây là thao tác mang tính thói quen, nên nhiều người đôi khi hơi dễ dãi và lơ là với trẻ. Tuy nhiên, đó lại lại mấu chốt quan trọng nhất cả tất cả các vấn đề răng miệng có thể phát sinh ở trẻ.

Dù trẻ đang ở thời kỳ mọc răng sữa cũng cần được vệ sinh răng hàng ngày thật đảm bảo. Thậm chí việc chăm sóc cho bé còn cần phải được thực hiện từ trước khi bé mọc răng. Tốt nhất là nên thực hiện thao tác làm sạch miệng cho bé ngay từ khi bắt đầu cho bé bú sữa ngoài.
2: Theo dõi sự mọc răng của trẻ


Có một thực tế là hơn 90% trẻ em tại Việt Nam không được theo dõi mọc răng ngay từ khi hình thành răng sữa. Chỉ một số trẻ khi thực hiện niềng răng sớm mới được theo dõi mọc răng. Con số này rất ít, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Những trẻ còn lại đều “bị” để răng mọc tự do theo “sở thích”.

Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc sai lệch khi bước vào tuổi trưởng thành. Trong khi đó, tất cả những trẻ được theo dõi mọc răng từ nhỏ đều có khuôn răng đẹp khi lớn lên.

3: Điều trị bệnh lý răng

Việc này cần được tiến hành cẩn thận giống như đối với người lớn. Bé cần được chữa răng sâu, được trám răng, nhổ răng đúng kỹ thuật, được chữa viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…

Những bệnh lý này có thể khiến bé đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt vui chơi, làm trẻ dễ cáu gắt, khó gần và hay quấy khóc.

4: Chế độ ăn khoa học cho bé

Tưởng như không liên quan nhưng ăn uống hợp lý khoa học lại chính là một phần không nhỏ làm nên bí quyết để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh và trắng đẹp về sau.


Như vậy, nha khoa trẻ em chủ yếu tập trung vào vấn đề chăm sóc là chính và chữa trị bệnh lý, chưa khuyến khích thẩm mỹ như là bọc răng, tẩy trắng,… ngoại trừ chỉnh nha là nên thực hiện sớm nếu có thể.

Các bệnh răng miệng hay gặp của dân văn phòng

Theo thống kê của các đợt khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì các bệnh về răng miệng phổ biến nhất của giới văn phòng là: viêm nướu, mọc răng khôn, mòn răng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nhân viên văn phòng luôn là đối tượng tập trung nhiều những thói quen xấu, ảnh hưởng tới răng miệng như: uống trà, cà phê, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…



Các bệnh về nướu răng

Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 75% dân số mắc các bệnh về nướu răng ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân của các bệnh về nướu là do hình thành các mảng bám trên răng. Chải răng không đúng cách, không thường xuyên sẽ dẫn tới hình thành cao răng, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại trên răng phát triển, dẫn tới các bệnh về viêm nướu, nha chu. Nhân viên công sở lại tập hợp những thói quen xấu như: uống trà, cà phê, hút thuốc, ăn quà vặt, và ít người có thói quen lấy sạch hết vụn cơm sau khi ăn xong. Đây chính là lí do dẫn tới việc dân văn phòng gặp các bệnh về nướu răng nhiều như vậy.

Mòn răng


Mòn răng là hiện tượng các lớp bảo vệ gồm ngà răng, men răng bị mòn. Nguyên nhân dẫn tới việc mòn răng này bao gồm những thói quen ăn uống, cắn vật cứng, nghiến răng, trào ngược dạ dày và đặc biệt là do cách vệ sinh, chải răng không đúng quy định. Việc bạn chải răng quá lâu, quá mạnh, dùng bàn chải cứng sẽ làm mòn răng nghiêm trọng.

Răng khôn

Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đa số mọi người sẽ gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Vì sao gọi là “răng khôn” bởi nó rất “khôn” khi lúc đó hàm đã đủ răng rồi nhưng nó vẫn tìm được cách đứng như “nằm ngang”, “nằm xéo”. Có trường hợp răng khôn mọc lên gây biến chứng, viêm vùng mô, sung răng, đau dai dẳng, rất khó chịu. Có trường hợp không nhổ kịp thời đã dẫn tới việc tạo u, phá hủy xương hàm. Còn những trường hợp khác, răng khôn mọc sâu tít bên trong, ở vị trí lắt léo nên rất khó vệ sinh, có thể dẫn tới việc sâu răng.

Nếu bạn có gặp các vấn đề về răng miệng, hãy đi khám sớm để tránh những tổn hại về sau này.

Nhiễm trùng răng nguy hại đến tủy như thế nào?

Vậy nguyên nhân và triệu chứng của răng bị nhiễm trùng? Nguyên nhân chính là sâu răng tiến triển mở rộng đến tuỷ răng, nơi chứa hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Khi lỗ sâu thông đến tuỷ răng, tuỷ răng sẽ bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng bị hoại tử thậm chí có thể thối rửa.

Tủy răng là một dạng mô liên kết đặc biệt gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong răng, được bao phủ bởi lớp ngà và men răng. Mục đích của việc chửa tủy răng nhiễm trùng là lấy sạch phần tủy bị viêm ra khỏi hệ thống ống tủy. Sau đó sẽ hàn và tiến hành trám đầy ống tủy bằng nhựa chuyên dụng Gutta-pecha để bảo tồn răng.

Khi đã lấy tủy xong nha sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc một chiếc răng sứ phía ngoài để thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau nhức hay khó chịu nữa.

Sự nhiễm khuẩn có thể lan từ buồng tuỷ theo ống tuỷ đến chân răng rồi đến vùng xương ở phía chóp chân răng và hình thành một vùng nhiễm trùng gọi là ổ abcess ( apxe ). Mủ từ vùng abcess giai đoạn đầu cư ngụ trong abcess, giai đoạn sau mủ trở nên nhiều hơn nên sẽ phá vỡ vỏ abcess, tạo một đường dẫn thông mủ ra phía ngoài như môi, má, cổ răng hoặc phía lưỡi. Sau đó ở phía chóp chân răng sẽ làm chết tủy răng hoặc bệnh lý chóp chân răng như: U hạt hoặc nang chân răng. Sau một thời gian răng chết tủy thì răng sẽ bắt đầu chuyển màu, thường là máu tối hơn các răng bên cạnh. Khi răng nhiễm trùng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhưng hậu quả như đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi miệng hôi, apxe lan rộng sang các răng kế cận thậm chí chúng có thể phá hủy các cấu trúc quanh chân răng. Còn có những trường hợp nặng thì phải rạch abcess để tháo mũ, thậm chí phải nhổ bỏ răng.

Quy trình chửa tủy răng nhiễm trùng như thế nào?
Trước tiên bạn nên biết, chửa tủy là một quá trình đòi hỏi bác sỹ phải có chuyên môn, sự tỉ mỉ và phải trải qua nhiều công đoạn để mang lại kết quả tốt nhất. Răng một khi đã nhiễm trùng thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn những trường hợp lấy tủy khác. Bạn phải đến nha khoa nhiều lần và tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng răng của bạn nữa

– Trước tiên bác sỹ sẽ khám khám tổng quát răng miệng và chụp xquang răng nhiễm trùng. Nhằm đánh giá chính xác tình trạng nhiễm trùng và mức độ tổn thương cũng như độ khó khi lấy tủy. Dựa vào đó mà bệnh nhân có thể biết được thời gian điều trị, chi phí cũng như mức độ nặng nhẹ của răng.

– Gây tê, ngoại trừ những trường hợp răng chết tủy không còn cảm giác thì sẽ không gây tê.

– Nha sỹ sẽ sử dụng mũi khoan để mở đường vào ống tủy.

– Tiến hành làm sạch ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng như trâm tay hoặc máy, kết hợp bơm rửa nhiều lần cùng máy đo chiều dài ống tủy giúp nha sỹ chẩn đoán chính xác chiều dài ống tủy hơn.

– Với những trường hợp hẹn nhiều lần thì nha sỹ sẽ đặt thuốc kết hợp miếng trám tạm nhằm không cho thức ăn không chui vào ống tủy.

– Sau khi làm sạch, bước cuối cùng của lấy tủy là “trám bít ống tủy” bằng một loại nhựa Gutta- percha ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau khi trám xong nha sỹ sẽ chụp một phim Xquang để kiểm tra việc chửa tủy tốt hay chưa.

– Bước cuối cùng nha sỹ sẽ khuyên bạn mọc một mão răng bên ngoài để an toàn ở việc ăn nhai tốt hơn, thẩm mỹ hơn nhưng đặc biệt nhằm bảo vệ chân răng đã lấy tủy, vì lúc này răng trở nên dòn và dễ gãy vỡ. Tùy vào phần thân răng vỡ nhiều hay ít mà nha sỹ sẽ chỉ định đặt một chốt răng nhằm gia cố trước khi bọc mão răng phía ngoài.

Mong với những chia sẽ trên quý bệnh nhân có thể tự bảo vệ hàm ngọc của mình một cách tốt nhất. Cần phát hiện và điều trị kịp thời khi bị sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác. Nên định kỳ 6 tháng đến nha sỹ kiểm tra tránh để xảy ra tình trạng như nêu trên.

Răng sâu nặng vỡ lớn làm sao khắc phục?

Bọc răng sứ là giải pháp không còn xa lạ giúp bạn phục hình răng sứt mẻ, răng vỡ đem lại nụ cười tươi xinh nhanh chóng và hiệu quả bền lâu, nhất là khi được phục hình bằng công nghệ CT 5 chiều. Thông thường thì tình trạng sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn gây nên khi chúng tác động vào các mảng bám chứa tinh bột và đường trên răng, tạo ra các axit. Vậy đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có khắc phục được bằng phương pháp bọc sứ không?

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng sâu
Muốn biết được răng bị sâu nặng và vỡ lớn khắc phục thế nào tốt nhất? Trước hết bạn cần phải nắm được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?


Chính axit sẽ là tác nhân tác động lên răng, sau đó dần ăn mòn cấu trúc của răng, bắt đầu từ men răng và sau tiến dần đến ngà răng bên trong. Sâu răng thường gặp nhất ở mặt nhai hoặc kẽ răng – nơi mà bàn chải khó vệ sinh và dễ bỏ qua.

Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sâu răng là những cơn đau nhức kéo dài và cho đến khi cấu trúc của răng bị phá hủy dẫn tới vỡ mẻ lớn thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng, đòi hỏi cần có một phương pháp điều trị.

Răng bị sâu nặng và vỡ lớn khắc phục thế nào là tốt nhất?
Vậy thì răng bị sâu nặng và vỡ lớn phải khắc phục bằng cách nào tốt nhất? Việc điều trị răng sâu sẽ được tiến hành trước tiên bằng thao tác nạo sạch vết sâu. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh.

Việc làm sạch vết sâu có tác dụng loại bỏ tất cả các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng ủ bệnh và tái phát sâu răng sau này. Thao tác nạo vết răng sâu cần được tiến hành chính xác để khéo léo loại bỏ hoàn toàn mô răng bệnh mà không xâm lấn đến các mô răng khỏe, tránh gây ê buốt, đau nhức quá nhiều.


Thông thường, đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có hai cách khắc phục chủ yếu là hàn răng và bọc răng sứ. Hàn trám răng là cách sử dụng chất liệu trám là amalgam trám bít vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như ngăn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Phương pháp này khá đơn giản nhưng độ bền không quá cao do gặp vấn đề về độ bám dính của vật liệu trám đối với bề mặt răng.

Trường hợp răng bị mẻ ít thì hàn răng là cách khắc phục khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi vết sâu đã vỡ ở mức độ lớn thì tốt nhất bạn nên bọc răng sứ. Một mão sứ chụp bọc bên ngoài răng hàm từ mặt nhai cho đến chân răng sẽ giúp bảo vệ răng một cách tối đa. Răng sau khi bọc được phục hình một cách tối đa, đảm bảo ăn nhai tốt cũng như hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.

Bọc răng sứ có độ bền khá cao, có thể hàng chục năm hoặc 20 năm mà bạn không cần phục hình trở lại. Đặc biệt là nếu được phục hình với công nghệ bọc sứ CT 5 chiều hiện đại nhất theo tiêu chuẩn Pháp hiện nay thì hiệu quả phục hình cho răng sâu sẽ đạt tối ưu, đảm bảo cả tính thẩm mỹ cũng như ăn nhai hoàn toàn bình thường.

Được tạo bởi Blogger.