Hiển thị các bài đăng có nhãn han-rang-an-toan. Hiển thị tất cả bài đăng

Hàn răng bị sứt được thực hiện như thế nào ?

Hàn răng bị sứt là một thao tác không quá phức tạp nhưng đòi hỏi bác sỹ cần có tay nghề cao cũng như có óc thẩm mỹ để miếng trám có độ bền chắc cũng như đẹp mắt nhất. Thông thường với trường hợp răng bị mẻ, sứt thì chất liệu composite hoặc amangam sẽ được sử dụng để tái tạo lại hình dáng của răng. 



Răng bị sứt, mẻ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp? Hàn trám răng sẽ là một giải pháp hoàn hảo nhằm mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bạn với một mức chi phí khá hợp lý. Với một quy trình hàn răng bị sứt theo chuẩn Hoa Kỳ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền chắc cũng như sự đều đặn của răng trên cung hàm.



Hàn răng bị sứt giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

Nha khoa áp dụng một quy trình hàn răng bị sứt theo chuẩn Hoa Kỳ nhằm tạo ra chất lượng trám bền chắc và thẩm mỹ nhất.
Quy trình hàn răng bị sứt diễn ra như thế nào?

Bước 1: Thăm khám và vệ sinh răng miệng

Đây là bước cơ bản đầu tiên trước khi trám răng. Với trường hợp răng mắc các bệnh lý thì nha sỹ sẽ điều trị trước khi tiến hành hàn răng.

Bước 2: Hàn trám răng

Thao tác hàn răng bị sứt diễn ra khá đơn giản. Với sự hỗ trợ của dụng cụ chuyên dụng, chất trám khoa được đưa và từng lớp một cách từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng sao cho đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Sau đó các lớp chất trám sẽ được đông cứng lại bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác dụng của ánh sáng Laser hoặc Halogen gọi là phản ứng quang trùng hợp trong vòng 20 giây – 40 giây.

Bước 3: Đánh bóng vết trám

Đánh bóng chỗ trám nhằm mục đính làm giảm độ gồ ghề của nơi tiếp xúc giữa răng và miếng trám, cũng như giúp cho việc vệ sinh miếng trám được dễ dàng hơn. Đối với miếng trám bằng composite thì sau khi đông cứng bằng đèn laser, bác sỹ có thể tiến hành đánh bóng được ngay nhưng miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Và cũng vì lý do đó, nha sĩ chưa thể đánh bóng miếng trám ngay và sẽ hẹn đánh bóng miếng trám đó vào lần sau.

Trên đây là quy trình trám răng với chất liệu cơ bản composite, nếu bạn muốn tìm kiếm một giải pháp bền chắc hơn cho răng bị sứt thì có thể áp dụng kỹ thuật hàn trám răng sứ Inlay/Onlay. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ phục hình 3D chế tạo miếng ghép bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình nguyên vẹn như răng thật cùng độ bền chắc cao. Inlay/Onlay phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn.
Trám răng với công nghệ Le.Max của Hoa Kỳ

Với nhược điểm dễ bị bong tróc khi ăn nhai thì công nghệ hàn răng Le.Max sẽ giúp cho quy trình trám diễn ra nhanh chóng mà vẫn đạt được độ bền chắc cao nhất. Le.Max giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu.


Ngoài ra, trám răng Le.Max không có bất kỳ tác động nào tới cấu trúc răng, không làm tổn hại tới men răng, không gây ê buốt trong suốt quá trình trám. Sau khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.

Phụ nữ có nên hàn răng khi mang thai không

Câu hỏi:

Chào bác sĩ. Em hiện nay đã mang thai cháu được 20 tuần tuổi nhưng thời gian gần đây có 1 răng hay bị đau nhức do sâu, nhai nuốt rất khó khăn. Em rất muốn đi hàn răng để không phải chịu đau đớn nữa nhưng lại sợ hàn răng ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em bà bầu có nên hàn răng không. Em cảm ơn nhiều. (Hà Thanh – Hải Phòng)

Trả lời:
Cảm ơn bạn Hà Thanh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bác sĩ . Về thắc mắc của bạn,Chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
có bầu có được hàn răng không
Hàn răng là giải pháp điều trị sâu răng hoàn toàn an toàn đối với phụ nữ mang thai

Mang bầu có nên hàn răng không ? 

Phụ nữ mang thai có những thay đổi về nội tiết tố, tâm lý và sức đề kháng giảm nên dễ mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng, hơn nữa tâm trạng thường lo lắng, buồn nôn nên khó thực hiện các thao tác hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng. Đối với phụ nữ khi mang thai, thường có tâm lý chung rất sợ những điều ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều bà mẹ bị sâu răng, khó khăn trong ăn uống nhưng cũng không muốn đi hỗ trợ điều trị và hàn răng.
Thông thường, phụ nữ mang thai trong 3 tháng trước tiên được khuyến cáo không nên thực hiện các thủ thuật nha khoa bởi đây là giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi. Các tác động vào răng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, tốt hơn bạn nên hạn chế các thủ thuật liên quan đến răng miệng trong những giai đoạn sớm của thai kỳ.
Bạn đang mang bầu được 20 tuần, giai đoạn này thai nhi phát triển tương đối ổn định, bạn cũng đã qua thời kì nghén nên các triệu chứng nôn, buồn nôn và lo lắng cũng đã giảm bớt nên việc thực hiện các thao tác, thủ thuật nha khoa dễ dàng hơn. Nghiên cứu đã phát hiện những em bé vẫn phát triển tốt trong các đợt kiểm tra về ngôn ngữ, dây thần kinh vận động và trí tuệ bất bà mẹ có đi hàn răng hay không. Do đó, bạn yên tâm để hàn răng hỗ trợ điều trị răng sâu nhé.
Tuy nhiên, từ ngoài 30 tuần trở đi, thì bạn nên hạn chế việc trám răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác vì lúc này, thai nhi tương đối lớn việc nằm trên ghế răng rất bận tiện, nằm lâu dễ gây chóng mặt, bị ngất xỉu. Lúc này việc bạn cần làm đó là giữ vệ sinh răng miệng tốt, chịu khó sử dụng các loại nước súc miệng, chỉ nha khoa. Để tránh các biến chứng của sâu răng như viêm tủy răng thì sau khi sinh thì bạn có thể đến khám và hàn răng.
Được tạo bởi Blogger.