Các bước trong quy trình trám răng chuẩn quốc tế

Hàn trám răng sâu tuy không phải là một thao tác khó nhưng nếu không được thực hiện đúng kĩ thuật thì sẽ dẫn đến miếng trám không bền và dễ bong tróc. Sau đây nha khoa KIM xin giới thiệu cho bạn 5 quy trình trám răng cơ bản chuẩn quốc tế mà nha khoa KIM đang áp dụng.


Hàn răng là cách hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng nhằm giảm đau cũng như phục hình cho răng khi vỡ mẻ. Hiện nay, có hai kỹ thuật hàn trám cơ bản là trám trực tiếp với amalgam hoặc composite và trám gián tiếp Inlay/Onlay.

5 bước trong quy trình trám răng sâu trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế


5 bước trong quy trình trám răng sâu
5 bước trong quy trình trám răng sâu

Sau đây là quy trình trám răng sâu trực tiếp được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Quy trình hàn răng sâu được bắt đầu bằng việc thăm khám. Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám cho bạn để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết sẽ chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng đến xương hàm hay không.

Sau khi thăm khám cụ thể, nha sỹ sẽ tư vấn cho bạn về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám nào là tốt nhất. Với răng hàm bị sâu thì amalgam sẽ là vật liệu trám lý tưởng còn đối với răng cửa thì tốt nhất nên lựa chọn composite. Bác sỹ sẽ tiến hành lựa chọn mức độ màu sắc của composite phù hợp với răng cần được phục hồi sao cho hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp.

Bước 2: Nạo sạch vết sâu

Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.

Dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn vết sâu, các mô răng bệnh mà không phạm đến mô răng lành.

Bước 3: Cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám

Răng sâu cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết.

Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây, đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với bề mặt răng.

Bước 4: Tiến hành hàn trám răng sâu

Vơi dụng cụ chuyên dụng, vật liệu composite hoặc amalgam sẽ được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 5: Chỉnh sửa lại vết trám

Sau khi thực hiện trám bít, nha sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.

Sau khi phần đê cao su được tháo bỏ, việc kiểm tra khớp cắn sẽ được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không bị cộm cấn khó chịu.

Thao tác đánh bóng cuối cùng sẽ hoàn tất quy trình trám răng sâu nhằm loại bỏ hiện tượng gồ ghề vết trám, vướng víu khi ăn nhai. Đối với trám composite thì thao tác đánh bóng có thể được tiến hành ngay sau khi vết trám đông cứng còn trám amalgam có thể sẽ cần khoảng vài giờ để đông cứng hoàn toàn.

Trên đây là 5 bước chuẩn nhất trong toàn bộ quy trình trám răng sâu tại Nha khoa KIM. Đây chính là quy trình trám răng trực tiếp có thể thực hiện sau một lần duy nhất. Tuy nhiên, đối với xoang hàm lớn thì bên cạnh trám trực tiếp bạn hoàn toàn có thể áp dụng trám gián tiếp Inlay/Onlay để gia tăng độ bền cho vết trám. Nếu so với trám composite thì trám Inlay/Onlay có độ bền chắc rất cao, có thể tương đương với bọc răng sứ.

Quy trình trám răng sâu gián tiếp cần được bắt đầu bằng việc làm sạch vết sâu và tạo xoang trám. Nha sỹ sẽ tiến hành lấy dấu răng hàm và gửi thông tin về labo chế tạo miếng trám. Sau khi hoàn thành chế tác, miếng trám sẽ gắn trở lại chỗ răng sâu và tiến hành cố định vĩnh viễn.

Do có độ bền chắc trong vòng nhiều năm nên về cơ bản trám Inlay/Onlay sẽ có chi phí cao hơn nhiều so với trám gián tiếp nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Với vết sâu lớn ở răng hàm thì chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện trám gián tiếp để độ bền đạt tối đa.

trám răng cửa

Cách nào gia tăng độ bền cho vết trám?

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật của nha sỹ thì công nghệ trám là yếu tố duy nhất có thể gia tăng được độ bền vết trám. Hiện nay, ứng dụng Laser Tech được đánh giá là công nghệ có thể tăng cường được độ bền của vết trám tốt nhất. Có thể khẳng định như vậy là bởi:

Công nghệ mới giúp cố định vết trám trên bề mặt răng nhanh chóng và bền chắc thông qua các chân bám cố định trên răng, tăng cường tính bám dính và tương khớp của vết trám.

Áp lực tạo xuống xoang trám hầu như không có nên hạn chế đau nhức khi trám răng cũng như tránh được tình trạng xoang trám rỗng, thấm nước vốn là nguyên nhân khiến chỗ trám bong bật.

Công nghệ đã được ứng dụng tại hầu hết các trung tâm nha khoa lớn trên thế giới và nha khoa KIM chính là địa chỉ nha khoa duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ mới này vào quy trình trám răng sâu cho khách hàng, đảm bảo cho bệnh nhân có thể ăn nhai tốt trong vòng nhiều năm mà không bị bong bật chỗ trám. Đây là điều mà nha khoa KIM có thể cam kết mang đến cho bạn.


Tất cả các thông tin về quy trình trám răng sâu bạn có thể liên hệ với nha khoa KIM theo số 19006899 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.



Nguồn: http://tramrangsau.vn/

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.