Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Buổi nào thích hợp để nhổ răng?


Đây là bài viết giải đáp một số thắc mắc thường gặp của bệnh nhân. Sau đây là những giải đáp trường hợp nên nhổ răng lúc nào thì tốt và có nên nhổ răng khôn bị sâu hay không.

Mục lục

  • 1.Nhổ răng nên nhổ buổi nào thì tốt và an toàn?
  • 2.Có nên nhổ răng khôn bị sâu hay không?


Nhổ răng là kỹ thuật có thể thực hiện khá nhanh chóng, nhưng do có những trường hợp nhổ răng khó, phức tạp nên vẫn có nhiều tình huống cần phải kiểm soát được để đảm bảo an toàn, giảm đau tối đa cho bệnh nhân. Thời điểm nhổ răng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này cho nên việc bạn quan tâm nhổ răng nên nhổ buổi nào là có cơ sở.

1.Nhổ răng nên nhổ buổi nào thì tốt và an toàn?

Răng khôn hàm dưới mọc lệch ra má

Để trải qua ca nhổ răng thuận lợi, kiểm soát được tối đa các tình huống như đau nhức, chảy máu nhiều, hay cảm giác lo lắng, bạn cần thực hiện nhổ răng đúng lúc. Muốn đạt được điều này, thì thời điểm nhổ răng phải là lúc mà bạn có sức khỏe tốt nhất trong ngày, tinh thần thoải mái, thực hiện tại cơ sở uy tín.

Do đó, trong ngày, thời điểm nhổ răng tốt  hơn là vào buổi sáng. Bởi vì đó là lúc bạn vừa trải qua một giấc ngủ sâu, dài, sức khỏe đã được tĩnh dưỡng , đầu óc cũng thư thái và thoải mái, không bị áp lực căng thẳng từ công việc hay tâm lý lo lắng.Rang khon ham duoi moc lech nen lam gi


Nhổ răng vào buổi sáng cũng là để tạo điều kiện cho việc khắc phục một số tình huống bất thường có thể xảy đến khi nhổ răng được tốt hơn. Chẳng hạn như tình trạng chảy máu kéo dài với bệnh nhân có tiền sử máu khó đông.

Buổi sáng cũng là thời điểm thích hợp cho các ca nhổ răng phức tạp như răng mọc ngầm, răng khôn,… Vì với những ca nhổ răng này, sau khi nhổ có thể sẽ xảy ra một số tình huống phức tạp, cần nhiều thời gian để khắc phục. Khi đó, bạn có thể ở lại viện để được bác sỹ theo dõi trực tiếp ngay trong ngày nhổ răng thay vì nhổ vào buổi chiều.

Có một vấn đề quan trọng là bạn nên có sự chuẩn bị trước về mặt tinh thần sức khỏe khi nhổ răng. Hãy ăn no trước khi đi nhổ răng. Bởi vì sau khi nhổ bạn sẽ bị đau, chảy máu và mất sức nhưng lại chưa ăn uống gì được. Hơn nữa, trong khi nhổ răng, bạn sẽ được gây tê, nếu bụng đói thì có thể gặp phải một số tình huống như chóng mặt, buồn nôn, hạ đường huyết. Sau nhổ răng, bạn có thể còn phải cần đến thuốc giảm đau, nếu uống trong tình trạng bụng rỗng thì cũng không tốt.

Với những ca nhổ răng càng phức tạp thì bạn càng cần có sự chuẩn bị trước thật tốt mới có thể trải qua ca nhổ răng thuận lợi và không gặp phải trở ngại nào. Bạn cũng nên tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ trước và sau khi nhổ răng.Chi tu tieu trong bao lau

2.Có nên nhổ răng khôn bị sâu hay không?

Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3 trên cung răng và là chiếc răng số 8 “định mệnh”. Nhắc đến răng hàm số 8 không ít người nghĩ ngay đến sự phiền phức mà nó gây ra. Nguy cơ của răng cấm là khá cao, không chỉ dễ gây bệnh lý răng miệng mà còn nhiều vấn đề liên quan khác. Vì chiếc răng này nằm sâu bên trong lại mọc muộn, khi mà các răng trên cung hàm đã ổn định và khoảng trống để răng mọc còn lại rất ít. Khi đó, răng sứ bị sát vào vách trong cùng của xương hàm đồng thời gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Trường hợp của bạn tuy mọc thẳng hàng, không bị đâm vào răng hàm kế cận nhưng lại quá sát vách trong của xương hàm. Hơn nữa, răng lại đã bị sâu nên nguy cơ ảnh hưởng đến răng kế cận là rất lớn.Co nen nho rang so 8 bi sau khong

Do đó, nếu tiếp tục duy trì răng khôn sẽ gây nguy hiểm cho những chiếc răng lành bên cạnh.

Việc trồng lại răng khôn là không cần thiết. Tình trạng của chiếc ở vị trí này như thế nào thì bạn đã thấy qua thực tế của chiếc răng hiện tại. Trồng lại răng 8 cũng chỉ là sự lặp lại tình huống hiện tại mà còn tốn kém chi phí.

Nhổ răng số 8 cũng không ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai bởi lực nhai chủ yếu đặt vào răng hàm số 7 và số 6. Răng hàm ở vị trí số 8 không tham gia tạo lực nhiều.

Sau nhổ răng khôn, tại vị trí đó sẽ có khoảng trống để lại. Việc bạn lo lắng về vấn đề giắt thức ăn là rất đúng. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng về khoảng trống này bởi chỉ sau 1 khoảng thời gian, nướu sẽ phủ kín lên trên và “xóa dấu tích” của răng khôn. Do đó, bạn chỉ cần giữ gìn và chú ý trong khoảng thời gian đầu sau nhổ răng. Khi nướu phủ kín, bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.

Trên đây là tất cả thông tin giải đáp về thắc mắc nhổ răng nên nhổ buổi nào thì tốt và an toàn và có nên nhổ răng khôn hay không. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Nhổ răng xong máu vẫn chảy phải làm sao?


Nhổ răng xong máu vẫn chảy phải làm sao?


Nhổ răng xong bị chảy máu là điều hết sức bình thường nhưng nếu máu chảy quá nhiều thì bạn cần phải hết sức cẩn thận vì đây là biến chứng sau khi nhổ răng, nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.



Vì sao nhổ răng xong vẫn chảy máu?

Nhổ răng bị chảy máu là triệu chứng rất bình thường và bất kì ca nhổ nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều thì cần đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do các yếu tố sau:

Khi răng được nhổ khỏi ổ răng, các mạch máu ở ngay gần vị trí chiếc răng đã nhổ tổn thương gây chảy máu. Máu cũng có thể chảy từ màng xương hoặc đôi khi mạch máu lớn hơn bị đứt cũng có thể gây chảy máu.

Do sót tổ chức hạt hay chóp chân răng gây ra hiện tượng chảy máu.

Nhổ răng bị chảy máu nhiều có thể là do mạch máu bị giãn ra bởi những thành mạch biến đổi.

Vì sao nhổ răng bị chảy máu?

Hiện tượng nhổ răng xong vẫn chảy máu kéo dài thường do vết thương rộng làm cho máu lâu cầm. Đôi khi máu chảy kéo dài còn do vận động mạnh, dùng lưỡi chạm vào nhiều,… hoặc bệnh nhân đang bị u máu xương hàm.Rang sua chua rung rang vinh vien da moc co nguy hiem khong

Nhổ răng chảy máu nhiều có thể do bệnh nhân mắc một số bệnh như thiếu vitamin K, xơ gan, các bệnh nhiễm khuẩn như sốt phát ban, viêm nội tâm mạc, viêm đa tủy xương,…
Nhổ răng xong máu vẫn chảy phải làm sao?

Muốn cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây chảy máu kéo dài. Nếu là chảy máu do nhổ răng bình thường thì chỉ cần cắn bông gạc ít phút máu sẽ tự đông lại. Trường hợp chảy máu lâu hơn cần được khám kỹ, có thể chụp phim X-Quang để hỗ trợ chẩn đoán dựa vào từng nguyên nhân mà có cách xử trí thích hợp:

Nếu do rách phần mềm hay vỡ xương ổ răng thì rửa sạch, khâu phục hồi và cắn gạc chờ đông máu.

Nếu do sót ổ viêm thì cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch và cắn bông gạc tẩm oxy già.

Nếu do đứt mạch máu thì tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu sau đó khâu ép lại.

Cắn gạc bông có thể giúp cầm máu tốt.
Phòng ngừa biến chứng nhổ răng bị chảy máu

Nhiều người cho rằng việc nhổ răng là một thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nhổ răng không an toàn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và chảy máu sau khi nhổ răng là một trong số biến chứng đó.

Để phòng ngừa nhổ răng bị chảy máu nhiều một cách tối đa, trước khi nhổ, bạn nên tham khảo và lựa chọn kỹ phương pháp nhổ răng thông qua tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, chọn địa chỉ nhổ răng uy tín và bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.Dùng quả bầu trị răng lung lay hiệu quả tại nhà

Để tình trạng máu vẫn chảy sau khi nhổ răng bạn nên lựa chọn chính xác địa chỉ nha khoa uy tín để tránh mắc phải biến chứng này.

Quy trình nhổ răng hàm an toàn diễn ra thế nào?


Thắc mắc "khi nào cần nhổ răng hàm" là nỗi quan tâm có nhiều khách hàng nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nhất. Nhân bài viết này tôi sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng nhất về thắc mắc này.



Khi nào cần nhổ răng hàm?

Nhổ răng hàm thường được chỉ định trong những trường hợp như sau:

– Răng bị sâu, vỡ quá nặng và không thể phục hồi.

– Răng hàm bị viêm (tủy, chóp) gây đau đớn cho bệnh nhân mà không thể xử lý.

– Răng hàm số 8 mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc với các răng bên cạnh khiến các răng này bị tổn thương, có nguy cơ bị phá hủy thì cần được xử lý ngay lập tức.

Quy trình nhổ răng hàm diễn ra như thế nào?

khi nào cần phải nhổ răng số 8

Như đã đề cập ở phần trên, trước khi nhổ bất cứ một răng hàm nào, các nha sĩ thường có sự cân nhắc rất kĩ bởi vai trò của răng hàm đối với chức năng ăn nhai là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng thì lại tương đối đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn tưởng tượng hay lo lắng.

Quy trình nhổ răng hàm thường bắt đầu bằng việc chụp phim x-quang để xác định cấu trúc của xương hàm, hình dạng, vị trí, cấu trúc của răng có tác động gì đối với dây thần kinh hay không sau đó mới đưa ra chỉ định nhổ răng. Tiếp đến, vùng răng sẽ nhổ cũng như toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch, gây tê, và được nha sĩ tiến hành nhổ bằng dụng cụ cơ bản là nạy nha khoa và kìm.

Thời gian nhổ răng thường diễn ra khá nhanh chóng, trong vòng 15-20 phút và bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi, hết sưng, hết đau đớn chỉ trong vòng vài ngày sau đó. Yêu cầu quan trọng nhất của một ca nhổ răng chính là răng phải được nhổ bỏ toàn bộ, không được để sót lại chân răng vì việc xử lý sau đó sẽ tương đối phức tạp.

Phục hình răng đã mất bằng cách nào?

Với trường hợp của những răng hàm số 8, sau khi nhổ bỏ chỉ cần khâu liền nướu vĩnh viễn và không cần bất cứ giải pháp tác động hay phục hình nào. Bởi đây là răng nằm ở phía trong cùng của xương hàm, không có bất kì tác động nào đối với chức năng ăn nhai của toàn hàm.

Với những răng hàm ở vị trí khác sau khi nhổ xong sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, khiến chức năng ăn nhai ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu khoảng trống này không được lấp đầy sau đó, còn khiến các răng xung quanh nó bị xô, lệch, lung lay.

Do đó, nên sử dụng phương pháp làm cầu răng hoặc cấy ghép implant để phục hình lại răng đã mất.

Xem thêm: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-nen-an-gi-de-giam-dau/

Hy vọng với những giải đáp ở bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc "khi nào cần nhổ răng số 8".

Khi nào cần nhổ đi răng hàm?


Thắc mắc "khi nào cần nhổ răng hàm" là nỗi quan tâm có nhiều khách hàng nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nhất. Nhân bài viết này tôi sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng nhất về thắc mắc này.



Khi nào cần nhổ răng hàm?

Nhổ răng hàm thường được chỉ định trong những trường hợp như sau:

– Răng bị sâu, vỡ quá nặng và không thể phục hồi.

– Răng hàm bị viêm (tủy, chóp) gây đau đớn cho bệnh nhân mà không thể xử lý.

– Răng hàm số 8 mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc với các răng bên cạnh khiến các răng này bị tổn thương, có nguy cơ bị phá hủy thì cần được xử lý ngay lập tức.

Quy trình nhổ răng hàm diễn ra như thế nào?

khi nào cần phải nhổ răng số 8

Như đã đề cập ở phần trên, trước khi nhổ bất cứ một răng hàm nào, các nha sĩ thường có sự cân nhắc rất kĩ bởi vai trò của răng hàm đối với chức năng ăn nhai là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng thì lại tương đối đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn tưởng tượng hay lo lắng.

Quy trình nhổ răng hàm thường bắt đầu bằng việc chụp phim x-quang để xác định cấu trúc của xương hàm, hình dạng, vị trí, cấu trúc của răng có tác động gì đối với dây thần kinh hay không sau đó mới đưa ra chỉ định nhổ răng. Tiếp đến, vùng răng sẽ nhổ cũng như toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch, gây tê, và được nha sĩ tiến hành nhổ bằng dụng cụ cơ bản là nạy nha khoa và kìm.

Thời gian nhổ răng thường diễn ra khá nhanh chóng, trong vòng 15-20 phút và bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi, hết sưng, hết đau đớn chỉ trong vòng vài ngày sau đó. Yêu cầu quan trọng nhất của một ca nhổ răng chính là răng phải được nhổ bỏ toàn bộ, không được để sót lại chân răng vì việc xử lý sau đó sẽ tương đối phức tạp.

Phục hình răng đã mất bằng cách nào?

Với trường hợp của những răng hàm số 8, sau khi nhổ bỏ chỉ cần khâu liền nướu vĩnh viễn và không cần bất cứ giải pháp tác động hay phục hình nào. Bởi đây là răng nằm ở phía trong cùng của xương hàm, không có bất kì tác động nào đối với chức năng ăn nhai của toàn hàm.

Với những răng hàm ở vị trí khác sau khi nhổ xong sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, khiến chức năng ăn nhai ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu khoảng trống này không được lấp đầy sau đó, còn khiến các răng xung quanh nó bị xô, lệch, lung lay.

Do đó, nên sử dụng phương pháp làm cầu răng hoặc cấy ghép implant để phục hình lại răng đã mất.

Xem thêm: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-nen-an-gi-de-giam-dau/

Hy vọng với những giải đáp ở bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc "khi nào cần nhổ răng số 8".

Răng khôn bị sâu nên Nhổ hay Trám thì tốt?


"Trường hợp răng khôn bị sâu nên nhổ hay hàn trám" thì mang lại kết quả tốt nhất? Câu trả lời cho thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây.


Răng khôn là răng mọc sâu trong cùng nên có thể gây nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nằm cạnh những chiếc răng nhai quan trọng trên cung hàm nên thức ăn rất dễ dắt lại tại vị trí răng này. Và muốn làm sạch những mảng bám trong kẽ răng khôn cũng không phải là việc dễ dàng. Do đó, răng khôn thường dễ bị sâu hơn và nướu tại vị trí này cũng có nhiều nguy cơ bị viêm, bị lợi trùm gây cảm giác vướng víu khó chịu.

Nhổ răng khôn

Vi khuẩn gây sâu răng khôn

Đó là chưa kể đến thế mọc của răng khôn có thể làm ảnh hưởng đến những chiếc răng cối lớn quan trọng. Nhiều trường hợp răng không mọc lệch, đâm ngang sang răng nhai làm lung lay răng tại vị trí này. Răng khôn mọc ngược cũng ảnh hưởng xấu đến kết cấu xương hàm. Vì thế bản thân sự hiện diện của răng khôn không những không có ý nghĩa về mặt chức năng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Do đó, trong hầu hết các trường hợp mọc răng không, bác sỹ nha khoa đều khuyên không nên duy trì nó trên cung hàm.

Trong trường hợp của bạn, răng khôn lại bị sâu nặng thì nguy cơ mà nó có thể tạo ra cho răng kế cận và sức khỏe răng miệng nói chung là rất lớn. Bản thân răng khôn đã không được khuyến khích duy trì thì răng khôn bị sâu tiếp tục tồn tại trên cung hàm sẽ càng không tốt.

Việc trám bít với vật liệu amalgam không những gây tốn kém mà còn không lâu bền. Vết trám sẽ phải thực hiện lại sau một khoảng thời gian nào đó. Vì thế, bạn có thể cân nhắc việc có nên nhổ hay không nhé, nếu muốn duy trì thì nên lựa chọn phương pháp trám răng thẩm mỹ đảm bảo Inlay hoặc Onlay bằng chất liệu sứ tốt.

Sau khi thực hiện khắc phục răng khôn bị sâu tại nha khoa bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc cho răng của mình để vết thương sớm hồi phục hơn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.Xem chi tiết tại http://benhvienranghammatsaigon.vn/nho-rang-khon-khong-dau.html.

Bài viết khác

Có nên nhổ 2 răng sâu cùng lúc?


Chào bác sĩ, tôi có thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp giúp đó là có nên nhổ 2 răng sâu cùng lúc hay không? Do tôi có 2 chiếc răng hàm bị sâu ở 2 bên nên muốn nhổ bỏ 1 lượt để tiết kiệm thời gian. Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp.


Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:

Trong tất cả các trường hợp răng sâu chỉ nên nhổ khi tình trạng sâu nặng, bị viêm, bị vỡ lớn không thể tiếp tục duy trì được nữa, hoặc nếu duy trì mà có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Đối với răng cấm càng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Chỉ khi thật sự cần thiết mới nên nhổ răng cấm. Bởi đây là chiếc răng hàm số 6 rất quan trọng, giữ vị trí là răng ăn nhai số 1 trên cung hàm. Thiếu đi chiếc răng ở vị trí này, sức nhai của hàm răng sẽ giảm đi đáng kể, lực nhai không đầy đủ.

>>Nhổ răng khôn và biến chứng: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-va-bien-chung-can-luu-y/

Khi thiếu một răng cấm, người ta có thể phải đổi bên ăn nhai chính. Không có nhiều người có thể thích nghi hoàn toàn được với hàm răng bị thiếu mất răng cấm, mất càng nhiều răng cấm, sự ảnh hưởng càng này càng lớn hơn.

Do đó, nếu phải nhổ 2 răng cùng lúc, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn với việc ăn uống hàng ngày.

Trong tình huống phải nhổ cả hai răng thì có thể tính toán như sau:

– Nếu hai răng cấm ở cùng một phía thì có thể nhổ cùng lúc được để tiết kiệm thời gian và rút ngắn sự lành thương so với việc phải chia ra thành hai đợt.

– Nếu hai răng cấm ở hai bên hàm khác nhai thì nên cân nhắc nhổ chiếc răng sâu nặng hợn trước sau đó khi dã lành thương mà ăn nhai được bên hàm này thì có thể nhổ chiếc răng cấm còn lại. Trường hợp không thể tiếp tục duy trì nữa buộc phải nhổ thì không nên đình chỉ. Nhưng trong thời gian chờ lành thương bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi ăn nhai.

Hơn nữa, việc nhổ hai răng hay một răng cũng phụ thuộc một phần vào sức khỏe của bạn. nếu sức khỏe của bạn tốt và có thể khắc phục được những bất lợi có thể gặp phải trong ăn uống vào khoảng thời gian lành thương thì có thể nhổ cùng lúc. Kỹ thuật nhổ răng hiện đại hoàn toàn có thể đảm trách việc nhổ nhiều răng đồng thời mà không có ảnh hưởng gì.

Sau nhổ răng, bệnh nhân chỉ phải chú ý đặc biệt trong khoảng từ 1 – 2 tuần chờ lành thương. Sau đó, sức khỏe của khung hàm và răng miệng sẽ trở lại bình thường. Có thể phục hình lại răng ngay sau đó mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm hơn và thỏa được thắc mắc của mình.

Bạn đọc quan tâm

Hướng dẫn chữa sâu răng tại nhà


Có thể bạn chưa biết: " Có một cách có thể chưa sâu răng tại nhà mà không cần đến nha khoa. Nếu bạn chưa biết về những cách chữa răng sâu hiệu quả này hãy theo dõi thật kỹ bài viết sau nhé.


1. Cách chữa sâu răng tại nhà bằng gừng và tỏi

Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

– Cách thực hiện:

Tỏi bạn đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu

Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu

Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng tại nhà cực kỳ đơn giản. Nhớ kiên trì thực hiện một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

2. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng
Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm. Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả.

– Cách thực hiện:

Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm



3. Cách trị sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế
Dùng nguyên liệu hạt tiêu đen và húng quế cũng 1 trong những là cách trị sâu răng đơn giản và hiệu quả.

– Cách thực hiện:

Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

4. Bột nghệ chữa sâu răng hiệu quả
Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau bạn sẽ thấy cơn đau được cắt giảm rõ rệt. Cũng như các phương pháp khác, dùng bột nghệ rất lành tính và không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

5. Cách chữa sâu răng dân gian bằng hoa cúc
Hoa cúc là vị thuốc Đông y chữa được nhiều bệnh, trong đó có sâu răng. Bạn chỉ cần ra chợ mua 5 bông hoa cúc vàng, sau đó ngắt hết cánh rửa sạch. Bớt lại một ít để nhai trực tiếp, số còn lại đem ngâm với 0,5 lít rượu trong khoảng 7-10 ngày thì bỏ ra sử dụng được.

Vào mỗi buổi sáng và tối, bạn súc miệng với 1 ngụm nhỏ rượu hoa cúc để diệt khuẩn, thực hiện liên tục trong 1 tuần những cơn đau răng sâu sẽ thuyên giảm rõ rệt.

6. Chữa sâu răng nhờ lá bàng non
Vị chát của lá bàng được coi là “khắc tinh” của vi khuẩn gây sâu răng. Vào buổi sáng sớm, bạn hái 3-5 búp bàng non đem rửa sạch. Có thể nhai trực tiếp hoặc giã nát cùng với một chút muối trắng rồi lọc lấy nước đem súc miệng ngày 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

7. Lá ổi cách chữa sâu răng tại nhà nên biết
Chuẩn bị một nắm lá ổi non, sau đó đem giã nát rồi đắp vào chiếc răng sâu, bạn giữ trong khoảng 3-5 phút rồi bỏ ra và súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện bất cứ khi nào cơn đau tái phát, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi.

8. Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không
Lá trầu không kết hợp với rượu cũng là một trong những phương pháp trị sâu răng thường được áp dụng. Bạn hãy giã nát khoảng 3 lá trầu không rồi trộn với một chén rượu. Để khoảng 10 phút cho cặn lắng rồi gạn lấy phần nước trong.

Bạn chia hỗn hợp làm 2 phần đem súc miệng, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Thực hiện 2-3 lần trên ngày để thấy hiệu quả.

9. Lá trà xanh giảm đau răng sâu nhanh chóng
Hợp chất trong lá trà xanh mặc dù không chữa khỏi được sâu răng, nhưng nếu súc miệng nước lá trà xanh hàng ngày những cơn đau răng của bạn sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

10. Chữa trị sâu răng bằng cây lược vàng
Bạn nên chọn cây lược vàng trên 1 năm tuổi hoặc có trên 13 lá tính từ trên xuống dưới. Dùng 1-5 lá lược vàng tươi rửa sạch tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cho vào phích rồi dùng nước đun sôi đổ vào hãm trong 12 tiếng. Sử dụng nước lá lược vàng uống thay nước sẽ là cách chữa sâu răng hiệu quả.

Sẽ không còn phải lo lắng tình trạng răng sâu nữa rồi nếu bạn áp dụng những cách chữa sâu răng tại nhà ở bài viết trên.

Nhổ răng hàm bị xót chân răng


Chào bác sĩ, tôi là Thái Anh 22 tuổi, tôi muốn nhờ bác sĩ giải đáp trường hợp "nhổ răng hàm vẫn còn chân răng phải xử lý thế nào thì tốt nhất ạ? Mong sớm nhận được câu trả lời từ bác sĩ.


Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ băn khoăn với nha khoa, chúng tôi xin được trả lời thắc mắc “nhổ răng hàm vẫn còn chân răng phải xử lý thế nào” cụ thể như sau:

Nhổ răng hàm còn xót chân răng là một sai sót không ai mong muốn khi đi nhổ răng

Với kỹ thuật, trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ và được hỗ trợ tốt bởi thiết bị máy móc hiện đại, nhổ răng nói chung và nhổ răng khôn hoàn toàn không gây hưởng gì tới hệ thần kinh mặt nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Và nhổ răng tốt là không được làm sót chân răng đặc biệt là những chân răng đã bị mục, gãy, nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khenh-co-dau-khong-co-nguy-hiem-khong/

Khi nhổ răng hàm vẫn còn chân răng là điều không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó tai nạn vẫn có thể xảy ra và bạn cũng không nên lo lắng quá nhiều, vì nhổ răng hàm còn xót chân răng vẫn có cách khắc phục.

Nhổ răng hàm còn xót chân răng nên xử lý thế nào?

có nên nhổ răng hàm bị sâu

Thực ra việc cố gắng lây chân răng ra hay để lại chân răng là 1 điều mà các bác sĩ phải cân nhắc kỹ. Nếu răng nằm ở vị trí quá khó, việc nhổ răng đã diễn ra trong thời gian dài, mô xương và nướu đã bị xâm phạm nhiều hoặc vị trí chân răng gãy nằm quá sát ống thần kinh hàm dưới thì việc lấy ra gây nhiều nguy hiểm hơn việc để nó lại. Cố gắng lấy nữa sẽ mất rất nhiều thời gian, mất máu nhiều, vùng mô xung quanh bị xâm hại quá nhiều dẫn đến sưng to sau khi nhổ răng hoặc tệ nhất là đụng vào ống thần kinh có thể gây tê nửa bên hàm trong thời gian dài. Nho rang so 8 co anh huong gi hay la khong?

Nhổ răng hàm còn xót chân răng nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời

Ngược lại, nếu chân răng “sạch”, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đã được xử lý hết, việc chôn vùi chân răng bên trong xương và nướu cũng không có gì đáng ngại. Vài năm nữa, có thể chân răng sẽ được đẩy lên từ từ, khi không ở vị trí nguy hiểm nữa, ta có thể lấy ra một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chân răng sót gây đau nhức, viêm nhiễm, chảy máu thì phải xử lý triệt để luôn để tránh các biến chứng. Trong trường hợp có viêm nhiễm cần sử dụng kết hợp kháng sinh trước, trong và sau khi can thiệp.

Để xác định rõ nhật tình trạng nhổ răng hàm còn xót chân răng trường hợp của bạn ở mức độ nào, bạn nên sớm sắp xếp đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Chụp X-quang sẽ là cách tốt nhất để xác định tình trạng sót chân răng.Co nen nho rang ham bi sau khong ban da biet?

Hiện nay, tại nha khoa đang áp dụng công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome.  Với sự hỗ trợ của CN Laser Cool Light, máy khử khuẩn Extra AS thông minh, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, sẽ giúp khách hàng được nhổ răng một cách không đau, an toàn, không sai sót và không biến chứng.

Bạn nên đến trực tiếp nha khoa của chúng tôi để kiểm tra trường hợp của bạn và để bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Vì sao nên sớm nhổ bỏ răng số 8 bị sâu?


Chào bác sĩ, tôi có chiếc răng số 8 bị sâu không biết có nên nhổ hay là không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cám ơn bác sĩ.


Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “có nên nhổ răng số 8 bị sâu không” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.

Răng số 8 là răng mọc trong cùng trên cung hàm nên bàn chải không thể tới được, việc vệ sinh răng miệng sẽ rất khó khăn. Thức ăn thường bị giắt vào và tích tụ thành các mảng bám. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh sâu răng.Dấu hiệu răng khôn mọc http://nhorangkhon.net/trieu-chung-moc-rang-khon/ xem để biết thêm thông tin bổ ích.


Triệu chứng mọc răng khôn
Triệu chứng mọc răng khôn bạn nên biết


Vi khuẩn sẽ tác dụng vào tinh bột và chất đường bám trên răng tạo ra axit làm mòn men răng và ngà răng tạo thành lỗ sâu. Đây chính là lý do khiến bạn cảm thấy đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe xương ổ răng và gây biến chứng cho các răng kế bên. Vậy nhổ răng khôn bị sâu bằng cách nào, có nên nhổ răng khôn bị sâu không?

Có nên nhổ răng số 8 bị sâu không và cách nhổ răng khôn bị sâu nào an toàn?

Răng số 8 bị sâu thì tốt nhất nên nhổ bỏ để loại bỏ các nguy cơ biến chứng mà nó gây ra. Bản thân răng số 8 đã tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng, nhất là khi bị sâu thì việc trước tiên là cần nhổ răng số 8 bị sâu để không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Thực tế, việc nhổ răng số 8 không ảnh hưởng đến ăn nhai như răng số 7 hoặc số 6 do răng số 8 về cơ bản không đảm nhận chức năng ăn nhai trên cung hàm.

>>Nhổ răng sữa tại nhà: http://nhorangkhon.net/cach-nho-rang-sua-cho-be-tai-nha/

Cũng có một số trường hợp răng số 8 bị sâu có thể được khắc phục bằng cách hàn trám răng nhưng cách này thường không hiệu quả bởi sau một thời gian chỗ trám sẽ bị bong tróc và việc tái sâu răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó tình trạng răng sâu và viêm nhiễm càng diễn tiến nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tốt nhất nên loại bỏ nguy cơ tác động của răng số 8 ngay từ ban đầu


Hiện nay, với công nghệ nhổ răng không đau thế hệ mới thì việc răng số 8 phải làm sao không cần bạn phải bận tâm nữa.

Trước khi nhổ răng, nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng của răng khôn bị sâu như thế nào, hình dạng ra sao, có tác động đến dây thần kinh hay không để ca nhổ diễn ra thuận lợi.

tickBằng dụng cụ chuyên dụng, nha sỹ sẽ làm đứt các tổ chức xung quanh răng như dây chằng nha chu một cách dễ dàng, giúp cho việc lấy răng khôn ra từng phần được dễ dàng mà không gây chảy máu hay ê buốt nhiều như cách nhổ răng truyền thống. Thời gian cần thiết để thực hiện gây tê và phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút. Do đó, thao tác nhổ răng ra khỏi tổ chức của nó sau đó rất nhanh chóng. Mô mềm không bị tổn thương nặng nên cầm máu nhanh nên có thể thực hiện đóng nướu tức thì.

Do không xâm lấn đến xương hàm hay nướu nhiều nên nhổ răng khôn diễn ra an toàn với thời gian lành thương nhanh chóng.

+ Bác sỹ giỏi, trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm qua hàng ngàn ca nhổ răng thực tế thành công.

+ Hệ thống máy móc được nha khoa nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu theo dây chuyển công nghệ hiện đại.

+ Hệ thống thiết bị và máy móc đảm bảo vô trùng 100%, đội ngũ y tá chăm sóc và phục vụ tận tình

Nếu bạn băn khoăn trong việc tìm địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy tại tpHCM thì địa chỉ http://nhorangkhon.net/dia-chi-nha-khoa-uy-tin-tai-tphcm/ ở trên có thể giúp bạn.

Nhổ răng số 8 có bị biến chứng không?


Nhổ răng số 8 luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu bạn không đặc biệt lưu ý hoặc lơ là thì đều có thể mắc phải những biến chứng không mong muốn xảy ra sau khi nhổ răng khôn.

>>Nhổ răng sâu: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-bi-sau/

1. Đặc điểm của răng số 8 khiến việc nhổ răng trở nên nguy hiểm

Răng 8 hay còn được gọi với tên khác là răng khôn, răng cấm. Chiếc răng này thường mọc rất muộn, thường từ 18 tuổi trở đi. Đây là lúc mà xương hàm và nướu đã phát triển ổn định, cứng chắc nên ổ răng sẽ bám giữ răng 8 rất chặt, khó bị loại trừ.

có nên nhổ răng số 8 bị sâu

Vị trí răng mọc thường là tận trong cùng của cung hàm. Có những chiếc răng khôn còn lui sâu vào trong hốc má, hoặc mọc ngược, mọc nghiêng, thậm chí đâm ngang vào chiếc răng số 7 – là răng ăn nhai quan trong. Khi đó, việc nhổ răng 8 vốn đã đau là thêm sự tác động lên răng hàm số 7 và tác động lên xương hàm trong cùng càng khiến cho cảm giác đau tăng lên và tai biến nhổ răng số 8 dễ xảy ra hơn. Ngay cả khi mọc răng số 8, bạn cũng có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

2. Biến chứng khi nhổ răng số 8 xảy ra khi nào?

Dù nhổ răng số 8 khá phổ biến và nhiều trường hợp sau nhổ răng không có bất cứ biến chứng nào nhưng không có nghĩa nguy hiểm do nhổ răng số 8 không xảy ra. Trong các tình huống sau đây, nguy cơ biến chứng cao do nhổ răng khôn bao gồm:

– Nhổ răng không đúng thời điểm: Lúc tuổi quá cao.

– Nhổ răng khi sức khỏe yếu: Lúc mới ốm dậy, hoặc mới khỏi bệnh xong.

– Nhổ răng ở người bị bệnh: Người bị bệnh tim, phổi, tiểu đường, máu không đông,…

– Nhổ răng ở người có cấu trúc xương hàm không chắc khỏe, ổn định

*Tác hại răng mọc lệch: http://nhorangkhon.net/tac-hai-cua-nho-rang-khon-moc-lech-va-moc-ngam/

3. Tại sao biến chứng nhổ răng số 8 lại xảy ra ở các trường hợp trên?

Với trường hợp nhổ răng cho người lớn tuổi. Đó là độ tuổi mà xương hàm đã ở giai đoạn cuối của sự phát triển, khả năng phục hồi rất kém sau những thương tổn. Trong khi đó, nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Sau tác động này, xương hàm sẽ khó bình phục mà sự chịu đựng của người lớn tuổi cũng kém hơn. Do đó nhổ răng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung.

Với trường hợp nhổ răng khi sức khỏe yếu cũng tương tự. Bản thân người mới ốm dậy không có đủ sức khỏe để chống chọi được với sự đau đớn sau khi răng được lấy ra khỏi tổ chức quá rắn chắc của nó.

Trường hợp những người bị bệnh sẵn thì những biện pháp can thiệp và tác động cắt rạch sâu vào tổ chứa xương, nướu của việc nhổ răng sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng.

Người có cấu trúc hàm mặt không ổn định và chắc khỏe thì tác động lớn như nhổ bớt răng ở vị trí “hiểm” như răng cấm có thể gây ra những xáo trộn trong cấu trúc giải phẫu ở gần chiếc răng này.

 Tai-biến-khi-nhổ-răng-số-8-xảy-ra-khi-nào-4Muốn nhổ răng khôn an toàn cần tiến hành khảo sát cấu trúc giải phẫu răng và xương hàm kỹ lưỡng

Nếu muốn nhổ răng 8, bệnh nhân cần phải trải qua khảo sát hàm mặt kỹ lượng, tính toán chi tiết và có sự chuẩn bị tốt trong thao tác cùng các biện pháp khắc phục “khủng hoảng” trong và sau nhổ răng thật đảm bảo.Vậy mọc răng khôn khi mang thai http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-khi-mang-thai-co-nen-nho-khong/ có nên nhổ.

Như đã chia sẻ ở trên khi nhổ răng khôn bạn cần tham khảo hoặc xin ý kiến từ bác sĩ để ca nhổ răng diễn ra an toàn.

Được tạo bởi Blogger.