Làm cầu răng và cấy ghép Implant đều có một chức năng chung là giúp phục hình răng hoàn chỉnh, đảm bảo số răng đầy đủ trên cung hàm. Tuy vậy, khi so sánh phương pháp làm cầu răng với cấy ghép Implant thì mỗi phương pháp lại sẽ có kỹ thuật thực hiện cũng như những giá trị và ưu điểm khác nhau.
So sánh phương pháp làm cầu răng với cấy ghép Implant
Cầu răng sứ là kỹ thuật được dùng để thay thế răng bị mất hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo một cầu nối giữa các chụp răng giả dựa trên các cùi răng thật. Cầu răng được nâng đỡ và được dán vào các răng tự nhiên kế cận. Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này. Hai mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-tai-ha-noi/
Trước đây, phương pháp làm cầu răng được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bị mất răng toàn bộ hoặc gãy thân răng đến sát chân răng. Lúc đó, ngoài phương pháp làm cầu răng, người mất răng hầu như không còn lựa chọn nào khác để khôi phục răng.
Tuy nhiên, lợi thế này của phương pháp làm cầu răng không tiếp tục được duy trì lâu dài khi Implant ra đời, bởi phương pháp ghép răng Implant đã làm được điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là có thể phục hồi răng mà không phải làm tổn thương đến bất cứ răng nào khác, điều gần như là không thể nếu làm cầu răng. https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-o-thu-dau-mot-uy-tin-nhat/
Kỹ thuật cầu răng muốn thực hiện cần phải tiến hành mài ít nhất 1 cùi răng khỏe bên cạnh răng mất. Đa số trường hợp thì phải mài cùi 2 răng hai bên cạnh để làm giá đỡ cho cầu răng. Cầu răng sẽ bao gồm răng thay thế cho răng mất và cả 2 chụp răng cho 2 cùi răng khỏe được mài làm trụ. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp phục hình cầu răng, bên cạnh đó còn một số nhược điểm khác như cầu răng sẽ làm cho 2 răng khỏe bị yếu dần, cầu răng cũng dễ bị co kéo trong khi ăn nhai. https://phauthuathamhomom.com/dia-chi-nha-khoa-tot-nhat-tai-binh-duong/
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét