Khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân gây sâu răng. Nhất là thời kỳ mang thai tháng thứ 2, các bà mẹ dễ để ý sẽ thấy bựa thức ăn, bựa vôi tích tụ trên răng và do phản ứng của việc viêm nên lợi ở xung quanh chân răng bị sưng đỏ (còn gọi là viêm quanh cuống).
Tại sao răng sâu nhiều hơn khi mang thai?
Khi mang thai nội tiết trong răng miệng cũng thay đổi và kéo theo là các vấn đề về răng miệng. Nhiều bà bầu bị sâu răng trong quá trình mang thai nhưng không muốn đi khám chữa vì ảnh hưởng đến thai nhi? Liệu quan điểm này có đúng hay không? Bà bầu có nên đi làm răng khi bị sâu hay không? Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ Nha khoa.
Có nên khám chữa răng khi mang bầu?
Với trường hợp có hiện tượng viêm lợi, qua nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ bị viêm lợi nặng hoặc sâu răng có thể gây ra hậu quả sinh non bởi do lượng vi khuẩn rất lớn sẽ có thể nhiễm theo mạch máu và dạ con và thúc đẩy việc sản sinh ra hóa chất Prostalandin làm dạ con bị co cứng trước thời hạn.
Theo một nghiên cứu mới đây, những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng. Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu thấy có hiện tượng đau nhức răng lợi hay chân răng thì đó là hiện tượng viêm nhiễm người mẹ nên đi khám nha khoa ngay để chữa răng kịp thời.
Bà bầu nên đi hàn trám răng khi nào là hợp lý nhất
Đối với phụ nữ khi mang thai, thường có tâm lý chung rất sợ những điều ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều và mẹ bị sâu răng khó khăn trong ăn uống cũng không muốn đi hàn trám răng. Tuy nhiên, khi thấy răng sâu, bà bầu có thể đi hàn răng vào thời kỳ mang thai 14-27 tuần. Còn từ tuần 28 đến khi sinh chỉ nên kiểm tra lại, vệ sinh răng miệng mà thôi không nên hàn răng vì bào thai đã lớn nằm ghế chữa răng rất bất tiện, nằm chữa lâu dễ gây ra chóng mặt, bị ngất xỉu.
Trong giai đoạn mang bầu 14-27 tuần, thai nhi phát triển tương đối ổn định, bạn cũng đã qua thời kì nghén nên các triệu chứng nôn, buồn nôn và lo lắng cũng đã giảm bớt nên việc thực hiện các thao tác, thủ thuật nha khoa dễ dàng hơn. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện những em bé vẫn phát triển tốt trong các đợt kiểm tra về ngôn ngữ, dây thần kinh vận động và trí tuệ bất bà mẹ có đi hàn trám răng hay không.
Bên cạnh việc điều trị sâu răng thì bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Dùng chỉ tơ nha khoa đánh răng hàng ngày, hạn chế sử dụng tăm để xỉa răng. Ăn uống thực phẩm giàu vitamin C và B12, hạn chế tối đa ăn bánh kẹo ngọt và nước giải khát chữa ga là những nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng.
Công nghệ hàn trám răng an toàn thẩm mỹ LE.Max
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét