Răng hàm sâu có nên nhổ hay là không?


Răng hàm sâu có nên nhổ hay là không? Răng hàm đóng vai trò quan trọng việc ăn nhai thức ăn, đảm nhiệm việc cắn những thực phẩm cứng, việc sâu răng hàm thường phổ biến hơn các chiếc răng khác do răng hàm thường nằm trong cùng, khó khăn trong việc vệ sinh. 



1. Những nguy cơ khi nhổ răng hàm bị sâu.


Hình ảnh răng hàm bị sâu.

Sâu răng hàm là trường hợp phổ biến của những ca bệnh sâu răng. Nguy cơ răng hàm bị sâu cao hơn các răng khác, bị sâu thường nặng hơn. Nếu nhổ răng hàm bị sâu sẽ gặp một số nguy cơ sau:

-Mất răng ăn nhai chính: Hai răng hàm số 6, số 7 có chức năng nhai- nghiền thức ăn trong hàm răng, một trong hai răng bị nhổ sẽ tạo nên khoảng trống lớn trên hàm, các răng khác không thay thế chức năng được, bởi mặt nhai của răng hàm to mới nghiền được thức ăn.

-Ăn uống khó khăn vì răng bị mất, việc nhai sẽ tập trung lại bên hàm chưa bị mất răng, lâu ngày như vậy sẽ bị lệch hàm do sự phân bổ lực không đều, hàm bị tác động sai lệch.

Nhổ răng hàm bị sâu khiến mất răng nhai chính nên ăn nhai khó khăn.

-Nhổ răng hàm bị sâu dễ bị nhiễm trùng vết nhổ răng: Chân răng sâu và thường có nhiều chân bám vào xương hàm hơn những răng khác. Vết nhổ to và sâu sẽ chảy máu nhiều, vệ sinh vết nhổ răng không tốt sẽ dễ bị viêm, bị nhiễm trùng.

Đối với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn bên dưới chiếc răng hàm bị nhổ.

-Nhổ răng hàm gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh dười chân răng, gây đau đớn lâu.

-Răng bị nhổ tức là phần chân răng mất đi sẽ tạo khoảng trống trên xương hàm răng, để lâu ngày xương hàm tự điều chỉnh để bù vào chỗ trống nên dẫn đến tiêu xương. Độ dày của xương hàm chỗ mất răng mỏng hơn những chỗ khác.

2. Khắc phục những nguy cơ khi nhổ răng hàm bị sâu.

– Dùng các biện pháp trám răng, bọc răng để khắc phục răng sâu tránh việc phải nhổ răng hàm hàm bị sâu.

Trám răng là biện pháp khắc phục cho răng tránh phải nhổ răng hàm bị sâu.

+ Trám răng thẩm mỹ là biện pháp chủ yếu để trị răng sâu, đưa vật liệu vào trám khít những chỗ bị sâu răng, phục hình lại nguyên dạng chiếc răng, vết sâu răng không phát triển được nữa, hết đau đớn, khôi phục ăn nhai bình thường.

+ Bọc răng là cách mài phần ngà răng của răng bị sâu thành một cùi răng, dùng chiếc mão sứ được tạo vừa khít chụp lên, mão sứ giống như một chiếc răng hoàn chỉnh, nó sẽ ngăn ngừa sâu răng bên ngoài và có chức năng ăn nhai tốt.

+ Bọc-trám răng kết hợp cũng có chức năng khôi phục răng như trám răng hoặc bọc răng nhưng nó được dùng khi sâu răng đã ăn hết phần cùi ngoài của chiếc răng, chiếc răng mòn hết phần thân trên để có thể mài tạo được cùi răng, trám răng nguyên lại không đủ chắc chắn.

Bác sĩ tư vấn răng hàm mặt lúc này sẽ dùng trám răng để khôi phục lại phần răng đã mất dựa trên chân răng, tiếp đõ sẽ mài phần răng được trám hoàn chỉnh chia thành một chiếc cùi răng để chụp mão sứ lên.

– Chiếc răng bị hư hại quá nặng không thể không nhổ để điều trị thì khi bác sĩ điều trị xong vết sâu răng có thể tiến hành trồng răng implant luôn để thay thế cho chiếc răng bị nhổ.

Đây là biện pháp khôi phục tốt nhất nếu bắt buộc phải nhổ răng hàm bị sâu, trụ implant được đặt vào xương hàm thay thế cho chân răng bị mất, chụp mão sứ lên trụ răng hoàn chỉnh cho cấu tạo của một chiếc răng. Những ưu việt của răng implant là có thể khôi phục lại răng đã mất về cấu tạo, chức năng, độ bền vững tới hơn 90% so với răng sinh lý ban đầu.

3. Biện pháp phòng ngừa để tránh phải nhổ răng hàm bị sâu.

– Phòng tránh bị sâu răng bằng các biện pháp như: Đánh răng sạch sẽ sau khi ăn hoặc trước khi ngủ, đánh răng đúng cách, súc miệng sau khi đánh răng, hạn chế ăn ít đồ ngọt. Khi chúng ta chăm sóc tốt cho răng thì răng sẽ không bị sâu.

– Nếu có dấu hiệu răng bị sâu nên đi nha khoa điều trị sớm, không để sâu răng lây lan và phát triển nặng thì có khi phải nhổ răng.

Răng hàm có nguy cơ bị sâu cao nhất nên khi trong ăn uống và trong khi làm sạch răng cần lưu ý hơn, kẽ răng rất dễ bị mắc thức ăn.

-Nhổ răng hàm bị sâu khá phức tạp, để tránh gặp những biến chứng xấu cần tìm đến những nha khoa uy tín , bác sĩ tay nghề cao để thực hiện việc này và khôi phục cho răng bị nhổ.

Nhổ răng hàm bị sâu không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, tuyệt đối không tự nhổ răng vì răng hàm rất chắc chắn, có tác động tới nhiều bộ phận khác, cần người có chuyên môn và dụng cụ nha khoa chuyên dụng thực hiện.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa thể giải đáp hãy đến gặp bác sĩ tại nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết hơn.


Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.