Hàn răng sữa cho bé

Có khá nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc điều trị răng sữa cho bé vì cho rằng răng sữa sâu không quan trọng. Vậy quan niệm này đúng hay sai và răng sữa sâu có nên hàn răng sữa cho bé hay không ?

Răng sữa đóng vai trò như thế nào?

Theo một quy luật tự nhiên thì từ tháng thứ 6-8 trở đi là trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và cho đến năm 12 tuổi sẽ kết thúc quá trình thay răng.

- Thay hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi

- Thay hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi

- Thay hai răng nanh: 9-12 tuổi

- Thay hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi

- Thay hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi

Tuy nhiên, răng sữa có khả năng sâu cao hơn răng vĩnh viễn do thói quen của trẻ và việc vệ sinh răng miệng không tốt. Tuy nhiên, việc điều trị sâu răng sữa cho bé chưa được các cha mẹ thực sự quan tâm do tâm lý răng sữa không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn những trên thực tế thì nếu răng sữa bị sâu, đặc biệt lan xuống tủy thì nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn là rất cao.

Răng sữa bị sâu không nên nhổ bỏ nếu không cần thiết
Răng sữa bị sâu không nên nhổ bỏ nếu không cần thiết

Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch. Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng sữa tuy không theo bé suốt đời nhưng vẫn là những chiếc răng có vai trờ quan trọng trong khoảng gần 10 năm đầu đời của trẻ. Vì thế giữ gìn cho răng sữa được khỏe mạnh, có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai là cần thiết. Với răng sữa bị thương tổn hay bệnh lý, việc khắc phục đều vô cùng cần thiết. Do đó, vấn đề răng sữa bị sâu có nên hàn không cần được bạn cân nhắc thật kỹ.
nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu

Răng sữa bị sâu có nên hàn không hay là nhổ bỏ?


Răng sữa bị sâu có nên hàn không hay nhổ bỏ phụ thuộc vào tuổi răng thật cụ thể. Nếu răng sắp đến thời điểm rụng thì không cần thiết, nhưng nếu còn chưa đến lúc được thay răng thì cần phải cân nhắc.

Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế, việc nhổ bỏ răng sữa là không nên mà cần cố gắng phục hồi. Nhổ răng chỉ áp dụng khi răng sữa bị sâu quá nặng, viêm nhiễm gây đau đớn cho trẻ.

Răng sữa bị sâu nên được hàn trám để phục hồi ăn nhai
Răng sữa bị sâu nên được hàn trám để phục hồi ăn nhai

Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi. Tuy nhiên, có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn

Nhưng khi răng còn có thể phục hồi thì cách nhẹ nhàng nhất chính là hàn răng sâu cho bé.

Sau khi hàn trám răng sâu, bé có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên và thay thế cho răng sữa bị sâu.

Hàn răng sữa cho bé với kỹ thuật trám bít hố rãnh


Hàn răng sữa cho bé sẽ không gây ảnh hưởng đế các răng xung quanh, không làm mất tổ chức cứng của răng, đặc biệt hoàn toàn không gây đau trong suốt quá trình thực hiện và sau khi hàn răng.
Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, hàn răng sữa cho bé được thực hiện như sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn răng miệng.

Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé để có cách điều trị hợp lý.

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tiến hành hàn răng sữa cho bé.

Sau khi thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi chuyên dụng nha khoa và bột đánh bóng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một loại dung dịch để xử lý bề mặt răng của bé nhằm làm tăng độ bám dính của chất trám hàn răng. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành hàn răng cho bé bằng cách đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh. Nếu là loại hóa trùng hợp thì chất trám này sẽ tự động đông lại. Còn nếu là loại quang trùng hợp thì bác sĩ sẽ sử dụng chiếu đèn halogen để làm cho chất trám hàn đông lại.

– Bước 3:
 Bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc răng

Sau khi hoàn tất quy trình hàn răng sữa cho bé, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc răng cho bé như thế nào như ăn uống, vệ sinh… để cho bé có hàm răng khỏe mạnh.

Các cha mẹ đa phần chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản qua loa mà không quá sâu sắc chỉ bảo các bé trong việc ý thức bảo bệ răng miệng.

Vì vây, việc chỉ nhắc nhở các bé nhỏ chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, mà chúng ta là người cần phải chủ động theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng sữa của cháu nhỏ để có những biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.