Hiển thị các bài đăng có nhãn trong-rang-implant. Hiển thị tất cả bài đăng

Tất tần tật về các loại răng giả và lời khuyên

Hiện nay, làm răng giả hay cấy ghép răng giả bằng công nghệ Implant khá phổ biến. Tuy nhiên, điều mọi người quan tâm là sự lựa chọn răng giả tốt, bền và giá cả hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về việc lựa chọn loại răng và chọn kỹ thuật phục hình


1. Nên làm răng giả loại nào tốt: Cách chọn loại răng?
Chiếc răng giả thay thế cho răng thật cần đảm bảo được 3 tiêu chí là màu giống màu răng (đảm bảo tính thẩm mỹ), chịu lực tốt (đảm bảo ăn nhai) và không kích ứng thay đổi tính chất (duy trì tuổi thọ).

Hướng dẫn chính xác nên làm răng giả loại nào tốt? 1
>>> Kinh nghiệm làm răng implant
Các loại mão răng giả khác nhau có tính chất khác nhau

Hiện nay, chỉ răng sứ không kim loại là có thể đáp ứng được tốt nhất và đầy đủ các yêu cầu của một chiếc răng giả thay thế cho răng sinh lý.

Vì chất liệu sứ đồng chất, chế tạo từ phôi sứ tự nhiên lành tính, đã qua nung ở nhiệt độ cao nên chịu lực rất tốt, lại có nhiều cấp độ màu nên có thể dễ dàng lựa chọn được phôi sứ có màu trùng với màu răng của từng người.
>>> Chi phí làm răng giả
Một số dòng răng sứ thuộc loại này có thể sử dụng như răng sứ E.Max, Cercon, Venus,…

2. Nên làm răng giả loại nào tốt: Cách chọn kỹ thuật phục hình
Kỹ thuật phục hình đóng vai trò quyết định sự thành công của ca trồng răng giả. Kỹ thuật này cần đáp ứng được các yêu cầu trồng răng hạn chế tối đa xâm lấn răng và nướu, trồng răng bền chắc nhất nhưng phải phù hợp và tối ưu cho từng tình huống mất răng.

Hướng dẫn chính xác nên làm răng giả loại nào tốt?

Hiện có 3 kỹ thuật trồng răng có thể giúp làm răng giả là cầu răng, cấy Implant và răng tháo lắp.

– Cầu răng là cách dùng đến một nhiều cầu với số răng sứ nhiều hơn răng mất. Khi thực hiện, cần phải mài các răng thật kế cần răng mất. Cho nên nếu mất từ 3 răng trở nên thì không nên làm cầu răng độc lập vì sẽ phải mài nhiều răng và dùng đến các nhịp cầu nhiều răng sứ đắt đỏ.

Cầu răng chỉ nên áp dụng khi bị mất 1 – 2 răng trên toàn cung hàm, không áp dụng cho răng hàm số 7.

– Cấy ghép răng Implant là cách trồng thân răng giả tựa trên một trụ chân răng giả. Trụ chân răng này là Implant được cắm vào trong xương hàm thay thế cho vai trò của chân răng thật.

Implant không phải mài răng thật nên chỉ định phù hợp cho tất cả các trường hợp mất răng. Nó đặc biệt hữu ích khi bệnh nhân bị mất nhiều răng, vì có thể kết hợp Implant với cầu răng để giảm số lượng Implant ít hơn số răng mất thực tế.

– Răng tháo lắp là loại răng gắn trên nền nhựa hoặc khung kim loại. Loại này không bền chắc và chỉ phù hợp để áp dụng cho người cao tuổi. Càng ngày, loại hàm này càng ít được sử dụng.

3. Nên làm răng giả tại nha khoa uy tín
Nha khoa uy tín là nơi có thể phục hình cho bạn bằng các kỹ thuật hiện đại nhất và cung cấp các loại phôi sứ chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Tại nha khoa chúng tôi, khi tiến hành phục hình răng cho bệnh nhân, sẽ sử dụng các loại phôi sứ nhập khẩu chính hãng và được bảo quản đảm bảo. Do vậy, các bạn sẽ không phải lo lắng gì về chất lượng khi thực hiện cấy ghép răng giả ở nha khoa chúng tôi.

Cách chăm sóc răng sứ thẩm mỹ sau khi cấy ghép công nghệ implant

Răng sứ thẩm mỹ là một trong những phương pháp phục hình cho răng cố định, làm răng sứ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt hiệu quả trong viêc hỗ trợ cắm ghép implant. Ngày nay, nhiều bệnh nhân đã tin tưởng và lựa chọn công nghệ cắm ghép implant trong việc trồng răng sứ thẩm mỹ để đảm bảo độ an toàn và ít đau đớn. Tuy nhiên, răng sứ thẫm mỹ sau khi cấy ghép cần được chăm sóc như thế nào và chế độ ăn uống ra sao cũng là một vấn đề quan trọng.


Tại sao phải chăm sóc răng sứ thẩm mỹ?
>>> Trồng răng implant
Răng sứ là giải pháp thay thế cho răng thật đã bị hư hại, do đó dù được đảm bảo về khả năng chịu lực, độ bền, … răng sứ thẩm mỹ vẫn là răng giả không được nuôi dưỡng thường xuyên bởi tủy sống. Những tác động bên ngoài hằng ngày sẽ khiến chúng bị yếu đi nếu không được chăm sóc đúng cách.

Chế độ ăn uống cho người sở hữu răng sứ thẩm mỹ

Thực phẩm là “thủ phạm” đầu tiên làm hỏng răng vì trong thực phẩm có rất nhiều các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền chắc của răng. Đối với người bọc răng sứ lại càng phải lưu tâm đến vấn đề này để bảo tồn sự khoẻ đẹp cho răng.
>>> Cấy ghép răng implant
Những thực phẩm nên ăn


Cà rốt: Cà rốt có tác dụng cung cấp vitamin A giúp cho răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, cà rốt còn giúp nướu mau lành khi bị tổn thương, giảm đáng kể tình trạng chảy máu chân răng.

Nước: Nước có công dụng giúp vận chuyển các dưỡng chất như canxi và các chất khác đến với các màng tế bào, các màng này có nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng tăng cường sự khỏe mạnh cho răng. Đối với người có răng toàn sứ, sau khi ăn càng cần uống nước để làm sạch răng miệng, giúp loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng.

Cá: Các loại cá hồi, cá thu, cá mòi, … có chứa nhiều vitamin D – đây là nhân tố giúp cơ thể hấp thụ canxi, có lợi cho cốt răng và men răng.

Hoa quả và rau tươi: Trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bạn hãy ăn thêm các loại rau quả tươi như dưa chuột, táo, cà rốt, cần tây,… những loai rau quả này sẽ giúp loại bỏ những mảng bám giữa răng và nướu một cách tự nhiên.

Đậu và các loại hạt: Các loại đậu và các loại hạt (hạt bí ngô, hạt vừng, hạt hướng dương…) chứa rất nhiều canxi, vitamin và khoáng chất, các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng đối với răng và lợi.

Các loại quả mọng: Các loại quả mọng (như nho và cherry) là loại trái cây ngon ngọt và bổ dưỡng, nhưng sắc tố màu phong phú của chúng có thể dính vào men răng của bạn và để lại một lớp màng trên răng.

Củ cải đường: Củ cải đường có thể gây vết bẩn tồi tệ cho quần áo của bạn, những gì chúng có thể làm trên răng cũng tương tự như vậy. Đánh răng ngay sau khi ăn củ cải đường để giảm thiểu hư hại cho răng.

Bánh quy giòn: Nhiều bánh quy giòn được làm bằng carbohydrate tinh chế, sau đó chúng biến thành đường và trở thành thức ăn cho vi khuẩn làm đổi màu men răng.

Giấm balsamic: Chức nhiều sắc tố và các axit, giấm balsamic không tốt cho răng của bạn. Cố gắng hạn chế ăn salad trộn dầu giấm, và lưu ý rằng rau diếp tạo ra một rào cản làm cho giấm ít có khả năng để lại các vết đổi màu trên răng.

Nghệ và Cà-ri: Trong bảng các chất có khả năng nhuộm màu răng được công bố gần đây nhất, tinh chất nghệ – thành phần chủ yếu của cà-ri đứng vị trí đầu bảng. Có thể gọi chúng là khắc tinh của hàm răng trắng. Bạn nên chọn loại cà-ri xanh, ít gây nhuộm màu răng nhất và nên tránh dùng các loại cà-ri hồng và vàng.

Rượu vang: Vang đỏ, một loại đồ uống có tính axit, có chứa chromogen và tannin – 2 hợp chất ‘khét tiếng’ gây ố răng.

Cà phê và trà
Cà phê và trà
Cà phê và trà: Cho dù bạn là một cô gái yêu cappuccino hoặc yêu thích trà, hãy ghi nhớ uống quá nhiều thức uống này có thể gây thay đổi màu răng.

Sốt cà chua: Vì cà chua có tính axit cao và sáng màu, nước sốt cà chua có thể gây ra biến đổi màu răng và xói mòn men răng.

Nước coca: Thành phần của coca là đường và CO2, nếu uống quá nhiều, sẽ khiến chất đường bám vào bề mặt răng, làm răng chuyển màu đen.

Đồ ngọt: Các loại kẹo, kẹo cao su, kem và các loại đồ ngọt khác thường chứa các chất màu gây ố răng. Nếu lưỡi bạn xuất hiện các màu sắc sau khi ăn các thực phẩm này thì chắc chắn răng bạn cũng đang bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chỉ khi ăn thường xuyên, răng mới thực sự bị đổi màu.

Vệ sinh răng miệng cho răng sứ thẩm mỹ

Kiểm soát thời gian răng tiếp xúc với thực phẩm tới mức tối thiểu bằng cách chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút, tránh ăn vặt nhiều lần trong ngày mà không vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Đặc biệt là các chất đường sau khi dính vào răng giả thì nguy cơ vi khuẩn lưu bám và gây sâu răng là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi chải răng, bạn cũng có thể dùng ngón tay mát xa chân nướu đẻ máu lưu thông được tốt hơn.


Ngoài ra, bạn còn phải dùng dụng cụ bảo vệ răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên và chải răng đúng cách, đủ số lần, đủ thời gian trong ngày để đảm bảo vệ sinh cho răng. Đặc biệt lưu ý, ghé đến Nha khoa nên bạn đã trồng răng để thăm khám thường xuyên.

Được tạo bởi Blogger.