Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong-phap-han-tram-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Trám răng thẩm mỹ Composite có bền không

Hiện nay, tại các nha khoa thì trám răng thẩm mỹ đã được thay thế nguyên liệu cũ Amalgam bằng nguyên liệu mới đó là nguyên liệu Composite. Nhiều người có nhu cầu trám răng thì hầu hết đều có chung một câu hỏi là trám răng composite có bền không ?

1. Trám răng Composite:

a. Nguyên Liệu Composite:
- Là một chất liệu tổng hợp có nhiều ưu điểm nổi bật hơn, có khả năng tương hợp sinh học tốt.
- Đây là một chất liệu tốt có độ nén chịu lực tốt, chống được sự mài mòn trong môi trường răng miệng.
- Không gây ra tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
- Màu sắc hoàn toàn giống với răng thật nên có yếu tố thẩm mỹ cao hơn chất liệu Amalgam.
- Thao tác nhanh hơn nhờ đặc tính dẻo của Composite, sau khi trám định hình xong thì được làm cho đông cứng bằng đền Laser hoặc Halogen.
tram-rang-sau
Trám răng thẩm mỹ composite có bền không

b. Quy trình trám răng thẩm mỹ composite tại nha khoa:

- Bước 1: Sửa soạn răng hỏng.
- Bước 2 : Vệ sinh răng trước khi trám.
- Bước 3: Lựa chọn màu sắc cho vật liệu trám.
- Bước 4: Cách ly răng cần trám.
- Bước 5: Chuẩn bị bề mặt răng cần trám.
- Bước 6 : Chuẩn bị chất kết dính.
- Bước 7: Xác định vị trí Composite.
- Bước 8 : Định hình Composite.
- Bước 9: Kiểm tra khớp cắn.
- Bước 10: Hoàn thiện và đánh bóng.
>>trám răng có tốt không

2. Độ bền của trám răng thẩm mỹ Composite:

Với độ bền khoảng hơn 5 năm của Composite có thể giữ cho hàm răng của bạn được vẻ thẩm mỹ trong vòng 5 năm sau đó bạn có thể đến nha khoa và trám lại miếng trám khác với thời gian thực hiện rất nhanh chóng để có thể có thể có một chiếc răng đẹp mà chi phí lại rất mềm.
Nhưng mà ông bà ta có câu “của bền tại người” nên cái gì có sự giữ gìn thì cũng bền hơn những thứ bị người khác thờ ơ. Ngay cả răng miệng của chúng ta cũng vậy cần phải chăm sóc và giữ gìn đúng cách thì bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe. Và cũng giúp tuổi của miếng trám răng thẩm mỹ được nâng cao hơn có khi lên đến 10 năm.

3. Cách giữ gìn răng sau khi trám thẩm mỹ bằng composite:

- Đánh răng đúng cách với bàn chải mềm.
- Không ăn thức ăn và quá lạnh liên tục gần nhau.
- Hạn chế ăn đồ quá ngọt hoặc quá chua.
- Hạn chế uống thức uống có gas.
- Nên đến khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng một lần.

Khắc phục tình trạng răng cửa bị sâu

Câu hỏi: Chào bác sỹ ! Răng cửa của em bị sâu nhưng không biết là thế nào để khắc phục. Em nghe mọi người nói nên hàn răng cửa bị sâu để ngăn không cho răng sâu phát triển nặng hơn. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thanh Giang – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Thanh Giang!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, xin được giải đáp cụ thể như sau:
Hàn răng cửa bị sâu
Hàn răng cửa bị sâu
Sâu răng là một trong những bệnh lý khá phổ biến, có nguyên nhân và những biểu hiện giống nhau ở nhiều người, chỉ khác về mức độ nặng hay nhẹ, chớm sâu hay sâu nặng và vị trí sâu trên các răng.
Theo mô tả cửa bạn thì tình trạng sâu răng đang gặp phải là chớm sâu, và sâu ở kẽ răng. Kẽ răng là nơi dễ bám đọng tinh bột và đường, là hai loại thực phẩm dễ gây sâu răng. Có thể do đặc điểm kẽ răng của bạn mà khi tinh bột và đường dắt lại khó lấy sạch. Vì thế việc chải răng kỹ thôi chưa đủ để phòng ngừa bệnh sâu răng. Bệnh này còn phụ thuộc vào nguyên nhân khác là trạng thái kết cấu của răng, trong đó quan trọng là thành phần khoáng hóa của răng. Vì thế, không có gì khó hiểu khi bạn dù chăm sóc răng miệng tốt nhưng vẫn bị sâu răng.
Đối với trường hợp của bạn chúng tôi nhận định là mới chỉ chớm sâu. Do đó, xin gợi ý cho bạn những lưu ý sau đây:
– Vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách, đúng thời điểm, đủ số lần trong ngày. Chú ý đặc biệt đến việc làm sạch kẽ ở chỗ răng chớm sâu. Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa sẽ thuận tiện hơn cho việc làm sạch kẽ răng. Nước súc miệng có thành phần fluorine để củng cố men răng.
– Đi nha sỹ để được thăm khám và xác định cụ thể tình trạng sâu, đồng thời nên tiến hành điều trị kịp thời. Thống thường, bạn sẽ được tư vấn hai phương pháp khắc phục sau đây:
+ Tái khoáng: Đây thực chất là biện pháp tái khoáng cho răng sâu. Thường sẽ sử dụng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine để tái khoáng.
+ Trám thẩm mỹ: Được áp dụng khi qua thăm khám phát hiện thấy vết sâu đã bắt đầu hình thành lỗ. sau khi nạo bro vết sâu sẽ tiến hành trám thẩm mỹ bằng Composite.
+ Bọc răng sứ: Đây là phương pháp đảm bảo nhất để răng sâu không phát triển tăng nặng trong thời gian dài. Chiếc răng sau khi được nạo vết sâu sẽ dùng chụp răng sứ bọc lại để bảo vệ răng khỏi tất cả các tác động của vi khuẩn, thức ăn,…
Nếu bạn thực sự lo lắng về sự tăng nặng của răng sâu và muốn ngăn chặn sự phát triển của răng sâu thì có thể bọc lại bằng chụp sứ. Đó là phương pháp tốt, không phải nhổ răng để bảo tồn răng cửa – là vị trí răng quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt thẩm mỹ của khuôn miệng. Việc thăm khám và tư vấn áp dụng tại trung tâm là hoàn toàn miễn phí nên bạn yên tâm nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
Được tạo bởi Blogger.