Hiển thị các bài đăng có nhãn han-tram-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Bé bị sưng nướu răng phải làm sao ?

Cách đánh răng hàng ngày không thường xuyên và không đúng kỹ thuật chính là nguồn cơn gây nên bệnh sâu răng và viêm nướu ở bé. Ngoài nguyên nhân đó ra thì bệnh sâu răng và viêm nướu ở trẻ còn do thức ăn bé ăn hàng ngày vào nữa.


>>răng hàm của trẻ có thay không
>>Răng trẻ mọc lệch phải làm sao

Với trường hợp con gái của chị như những gì chị kể thì có thể bé bị bệnh sâu răng và tiến triển thành bệnh viêm nướu. Đây là căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe răng miệng của trẻ và nó cũng phổ biến. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh chủ yếu là do cách vệ sinh răng miệng của trẻ còn quá kém. 


Thường thì trẻ con thích những đồ uống có ga, có lượng đường cao, những thực phẩm ngọt như : kẹo, bánh, các đồ ăn nhanh…Các thức ăn này có lượng đường lớn thu hút vi khuẩn, hơn nữa vì trẻ còn nhỏ, ý thức tự làm vệ sinh răng miệng còn kém chứ không như người lớn. Sau khi ăn xong lại không làm vệ sinh răng miệng ngay.


Điều này làm cho mảng bám vi khuẩn hình thành cộng với những vụn thức ăn tích tụ trong miệng lâu ngày không được làm sạch cùng với axit trong nước bọt sẽ tạo nên các loại vi khuẩn xấu có hại cho sức khỏe răng miệng. Lâu dần vi khuẩn sẽ gây sâu răng bé. Bệnh sâu răng không được điều trị nó sẽ gây ra các viêm nhiễm đặc biệt là gây viêm nướu với các dấu hiệu như chị kể : Nổi các mụn đỏ trên bề mặt nướu thậm chí nướu bị lở loét, chảy máu, chuyển đổi màu từ hồng sang đỏ nếu bệnh nặng nướu sẽ chuyển thẫm màu đỏ thẫm.


Khi bé đã bị viêm nướu nặng mà chị không điều trị cho con thì hiện tượng xương ổ răng bị tiêu dần dẫn tới tình trạng răng lung lay khiến trẻ bị mất răng sẽ xảy ra sớm.



Điều này không những làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng trẻ, mà còn gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn miệng và khuôn mặt bé sau này. Chị nên đưa con tới phòng khám của nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cũng như đưa ra cách điều trị hiệu quả nhé.

Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi?

Ba tuổi đang là thời kỳ răng sữa, bé lại mọc chưa đủ răng nên có thể là hệ răng của bé phát triển hơi chậm so với các trẻ khác. Cho nên, có thể thời điểm mọc răng trưởng thành của trẻ cũng có thể dài hơn bình thường. Khi đó, những chiếc răng sữa sẽ tồn tại với bé lâu hơn.

Vì vậy việc duy trì và bảo tồn những chiếc răng sữa là cần thiết để hỗ trợ bé trong việc ăn nhai tốt hơn. Ngoài ra, đúng như bạn nói, nếu bị sâu răng sữa mà không được hỗ trợ điều trị thì sự tiến triển của bệnh sẽ rất nhanh. Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi?

Bởi vì răng sữa là hệ răng khá “mỏng manh”, không giống với răng trưởng thành. Răng sữa có phần mô và men răng rất mỏng, kích cỡ nhỏ nên rất dễ bị tổn thương và tấn công bởi bệnh lý răng. Khi đã bị sâu răng thì tiến triển bệnh sẽ rất nhanh và cũng gây khó chịu, đau nhức cho trẻ giống như sâu răng trưởng thành vậy.

Hơn nữa, nếu để răng sâu không hỗ trợ điều trị thì chiếc răng sữa này sẽ bị hủy hoại và rụng sớm, trước thời điểm của lịch rụng răng sữa để răng trưởng thành mọc lên. Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng trưởng thành về sau, do mầm răng trưởng thành không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó. Trám răng cho trẻ em ngăn chặn các bệnh lý răng miệng cho trẻ.

Ngoài ra, tình trạng rụng răng sớm còn khiến cho việc phát âm sau này của trẻ bị ảnh hưởng và không được tròn tiếng. Mặc dù răng sứ chỉ tồn tại trong khoảng vài năm, song việc hàn răng sữa trẻ em vẫn nên làm để khắc phục tất cả những nguy cơ kể trên. 

Bạn có thể đến bất cứ trung tâm nha khoa nào, tuy nhiên nên chọn địa chỉ uy tín nhé. Nha khoa Paris hiện có tất cả các dịch vụ răng miệng cho mọi lứa tuổi nên bạn có thể yên tâm khi đưa bé đến với trung tâm để hỗ trợ điều trị. Công nghệ trám răng Laser Tech mới sẽ giúp đảm bảo hàn trám đạt chất lượng tốt, hạn chế xâm lấn.

Hàn răng sữa ngừa răng sâu không còn phiền âu

Ở trẻ, răng sữa có chức năng rất quan trọng giúp bé sinh hoạt hằng ngày dễ dàng trong ăn uống như nhai, nghiền, cắn, xé. Răng sữa cũng giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa của trẻ, điều này giúp phát triển bình thường. Vậy có nên hàn răng sữa cho bé để ngừa sâu răng và hàn răng cho bé ở đâu?

Mặc dù hầu hết trẻ em đều gặp phải tình trạng sâu răng, song nhiều phụ huynh vẫn rất chủ quan và không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng của con mình, mà không hề biết rằng nếu không xác định được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, việc điều trị và hàn răng sữa trẻ con sẽ không đạt được kết quả tốt nhất.

Cách chữa sâu răng cho trẻ em
Chữa sâu răng cho trẻ ở đâu

Bạn cần biết, bé có thể mắc phải tình trạng sâu răng vì một trong những nguyên nhân sau:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách. Ở độ tuổi này, trẻ hầu như không ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, do đó, việc vệ sinh răng miệng của trẻ được thực hiện rất qua loa. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng ở bé.

– Sử dụng những thực phẩm dễ gây sâu răng. Ăn bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có gas là những thói quen của trẻ trong ăn uống. Trên thực tế, những loại thức phẩm này chính là nguyên nhân gây sâu răng phổ biến ở trẻ, bởi khi mắc lại trên răng, chúng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Việc ăn uống những thực phẩm ngọt và chứa gas thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ
– Sự tiếp xúc, dùng chung bát đũa, dụng cụ cá nhân ở trẻ. Ở các trẻ, nhất là những trẻ học nội trú, các bé thường xuyên có sự tiếp xúc, dùng chung bát đũa, đồ đạc cá nhân. Lúc này, vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây truyền và khiến trẻ gặp phải tình trạng sâu răng.

– Bên cạnh đó, những nguyên nhân như răng mọc lộn xộn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em.
Hàn răng sữa trẻ con ngừa sâu răng

– Hàn răng sữa ở trẻ em là giải pháp dùng một chất trám để bít lên các hố rãnh trên mặt nhai của răng hàm, như vậy để hạn chế sự hư hoại của răng, giúp ngăn ngừa hiện tượng răng bị sâu.– Tác dụng của việc hàn răng sữa cho bé là các hố rãnh răng sau khi được làm sạch và thực hiện trám lại, hàm răng của bé sẽ bằng phẳng hơn. Điều này giúp ích cho bé có thể dễ dàng ăn uống tự nhiên và ngon miệng hơn. Ngoài ra nhờ hàm răng sữa cho bé mà các cặn thức ăn sẽ không còn chỗ để lưu lại, từ đó giảm thiểu vi khuẩn gây hại cho răng, việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng sạch sẽ hơn giúp phòng ngừa được sâu răng sớm.
Hàn răng sữa trẻ con với kỹ thuật trám bít hố rãnh

Hàn răng sữa cho trẻ em sẽ không gây ảnh hưởng đế các răng xung quanh, không làm mất tổ chức cứng của răng, đặc biệt hoàn toàn không gây đau trong suốt quá trình thực hiện và sau khi hàn răng.
Tại Nha khoa KIM, hàn răng sữa ở trẻ em được thực hiện như sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn răng miệng.

Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng của bé một cách cẩn thận để xác định chính xác tình trạng mà bé mắc phải, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tiến hành hàn răng sữa trẻ con.

Sau khi thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi chuyên dụng nha khoa và bột đánh bóng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một loại dung dịch để xử lý bề mặt răng của bé nhằm làm tăng độ bám dính của chất trám hàn răng. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành hàn răng cho bé bằng cách đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh. Nếu là loại hóa trùng hợp thì chất trám này sẽ tự động đông lại. Còn nếu là loại quang trùng hợp thì bác sĩ sẽ sử dụng chiếu đèn halogen để làm cho chất trám hàn đông lại.

– Bước 3: Bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc răng

Sau khi hoàn tất quy trình hàn răng sữa ở trẻ em, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc răng cho bé như thế nào như ăn uống, vệ sinh… để cho bé có hàm răng khỏe mạnh.
Vấn đề hàn răng sữa cho bé có nên không khi bị sâu là rất cần thiết
Hàn răng sữa trẻ con là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng an toàn và hiệu quả cho bé ngày ngày. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát và lựa chọn thời gian phù hợp và đưa bé đến Nha khoa KIM để được tư vấn và thăm vấn.

Các cha mẹ đa phần chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản qua loa mà không quá sâu sắc chỉ bảo các bé trong việc ý thức bảo bệ răng miệng. Và việc chỉ nhắc nhở các bé nhỏ chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, mà chúng ta là người cần phải chủ động theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng sữa của cháu nhỏ để có những biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Trám răng sữa

Bất cứ khi nào răng sữa của bé có dấu hiệu sâu răng, bạn cần đưa con đến nha sĩ để ngăn chặn và phục hồi răng sâu bằng cách trám răng cho bé.



Việc duy trì hàm răng sữa đầy đủ cho con bạn là rất cần thiết để đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm và tạo môi trường tốt cho sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Thiếu răng dẫn đến chức năng ăn nhai bị giảm, gây ra hiện tượng nhai lâu, lười ăn là không hiếm ở trẻ em. Thiếu răng cũng được coi là nguyên nhân cản trở phát âm của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, về mặt tâm lý có nhiều bé thiếu tự tin, ngại cười khi bị sún răng, răng cửa bị hỏng và tổn thương nhiều hay có nhiều trường hợp răng cửa không còn mà răng vĩnh viễn mãi không mọc.


Răng sữa được xem là nhân tố kích thích phát triển của xương hàm, nhờ vào cử động nhai và hợp lý của cung răng. Răng sữa còn giữ vai trò giữ chỗ và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Vì vậy cần phải duy trì sự chuyển giao giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, lý tưởng nhất là khi răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện và đẩy chân răng sữa lên. Đối với răng cửa sẽ ở độ tuổi 6-7 tuổi, còn răng cối sữa phải đến năm 11-12 tuổi. Nếu bạn nhổ răng sữa quá sớm sẽ gây ra việc răng vĩnh viễn mọc chậm bất thường.

Độ tuổi mọc và thay răng sữa

Duy trì răng sữa là cần thiết để cho bé có nụ cười tươi khỏe và đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài.

Ngay khi phát hiện ra răng bé bị sâu, có lỗ trên mặt răng thì bạn cần đưa bé đến phòng nha để trám răng sớm, tránh tình trạng răng sâu nghiệm trọng ăn vào trong tủy sẽ làm bé phải chịu đau nhiều và việc chữa trị cũng tốn kém. Thường thì bạn sẽ thấy răng bé chuyển từ dấu hiệu có vết đen, vàng sang sâu răng rất nhanh.

Trám răng sữa khá đơn giản và chỉ cần đưa bé tới phòng nha 1 lần. Sau khi làm sạch lỗ sâu, thuốc trám sẽ được đặt vào và làm cho cứng lại là xong. Nhưng điều quan trong là sự hợp tác của bé, hầu hết trẻ em đều sợ gặp bác sĩ và đụng chạm đến răng vì vậy cần phải có bác sĩ hiểu được tâm lý, ân cần với bé và môi trường thân thiên, yêu trẻ của trung tâm nha khoa.

Chụp X-Quang răng miệng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Trong y khoa, liều bức xạ trong quá trình chụp X-quang tương đối thấp (thấp hơn nhiều lần mức gây hại cho thai nhi). Tuy nhiên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad.


>>Cách nhổ răng sữa em bé
>>Nhổ răng sữa cho trẻ khi nào

>>Tật nghiến răng ở trẻ em

Chụp X-Quang răng miệng khi mang thai có sao không?

Vô tình, quên, hoặc bắt buộc phải chụp X-Quang trong thời gian mang thai là nỗi lo của hầu hết phụ nữ trong khi mang thai.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chứng minh, chụp X-quang răng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Lượng bức xạ này còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Nhiều thai phụ mắc sai lầm vì suy nghĩ chụp X-quang gây dị tật cho thai nhi nên tự ý đi phá thai. Thực tế, không ít phụ nữ đã từng chụp X-quang khi mang bầu vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh.



Vấn đề ảnh hưởng của chụp X-quang răng cho phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Bác sĩ khuyến cáo rằng, phụ nữ nên nắm rõ tình hình sức khỏe sinh sản của bản thân trước khi tiến hành chụp X-quang.

Tia X là dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó được dùng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về xương, phổi và các cơ quan khác. Nếu trong quá trình mang thai mà phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tia X hoặc chụp X-quang nhiều lần (chụp trực tiếp ở phần bụng dưới) mới đáng lo ngại.


Trong thời gian mang thai, nên thận trọng đối với việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi, kể cả các vitamin, sắt, canxi, thuốc dưỡng thai… cần có sự thăm khám cẩn thận của bác sỹ chuyên khoa, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc nào cho phù hợp và tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

So với nhổ răng thông thường thì nhổ răng khôn có thể có những biến chứng nguy hiểm nếu như kỹ thuật nhổ răng không tốt. Bạn có thể gặp phải một số bất lợi cụ thể như chảy máu lâu, sưng nhức nhiều và thậm chí có thể phát sốt. Đây là những vấn đề khá thường gặp và không quá lo ngại nhưng nếu nó diễn tiến quá lâu và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên đến thăm khám lại ở trung tâm nha khoa uy tín.



Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?



Sau khi nhổ răng thì chảy máu trong một khoảng thời gian là điều không tránh khỏi, do đó bạn không nên hoảng hốt khi gặp tình trạng này. Thông thường, thời gian chảy máu chỉ kéo dài từ 30 phút cho đến 1 giờ đồng hồ. Để nhanh cầm máu, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong 30 phút hoặc lâu hơn.

>>Nha khoa tốt nhất tại quận 8

Trong thời gian đầu mới nhổ răng, bệnh nhân không nên súc miệng mạnh, không được khạc nhổ, hay dùng bất cứ vật dụng gì chọc ngoáy vào ổ nhổ răng. Súc miệng nước muối cũng không được thực hiện, không hút thuốc, không dùng nước nóng, không dùng tay hay lưỡi chà sát vùng mới nhổ răng. Điều này sẽ giúp cho quá trình đông máu và lành thương diễn ra nhanh hơn và không bị viêm nhiễm.

Trong khoảng 1-2 giờ sau khi nhổ răng khôn, nếu máu vẫn chảy ít thì bệnh nhân có thể tiếp tục cắn gòn, nhưng nếu máu chảy nhiều thì bệnh nhân phải đến bác sĩ nha khoa ngay để được can thiệp kịp thời bởi đây là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm đã xảy ra.

Nguyên nhân của tình trạng chảy máu quá nhiều và lâu đông máu chính là do kỹ thuật nhổ răng không tốt, tác động nhiều đến xương ổ răng và nướu hoặc do dụng cụ nhổ răng không được vô trùng hoàn toàn. Điều này khá nguy hiểm và có thể dẫn đến một số tác động không tốt đến sức khỏe. Do đó nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Việc lựa chọn một địa chỉ nhổ răng tốt sẽ có ý nghĩa quyết định đến độ an toàn của ca nhổ răng. Nếu các bạn đang có nhu cầu nhổ răng khôn hay răng sâu, răng bị viêm nhiễm thì tốt nhất nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín. Đặc biệt, với công nghệ nhổ răng thế hệ mới của Hoa Kỳ thì việc nhổ răng sẽ được đảm bảo an toàn tối đa và hạn chế được các vấn đề về răng miệng có thể xảy ra.

Công nghệ mới nhổ răng bằng máy siêu âm hoàn toàn không nhổ toàn bộ chân răng theo kỹ thuật nhổ răng thông thường mà chỉ dùng mũi siêu âm tác dụng trực tiếp lên hệ thống dây chằng nha chu. Điều này cho phép lấy răng ra từng phần một cách dễ dàng khi dây chằng neo giữ răng được loại bỏ.

Thao tác này diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 15-20 phút mà hoàn toàn không tác động đến xương ổ răng và nướu. Chính bởi ưu điểm này mà việc lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng chảy máu và đau nhức tối đa.

Tỉ lệ thành công của cấy ghép implant

Trung tâm nha khoa quy tụ nhiều bác sĩ chuyên môn trong lĩnh vực cấy ghép implant, là thành viên của Hiệp hội nha khoa Thế giới, trug tâm nha khoa có cơ hội tiếp nhận và chuyển giao những thành tựu nha khoa tiên tiến nhất trong cấy ghép implant. Bên cạnh đó, các bác sĩ của trung tâm thường xuyên được tu nghiệp tại các nước Châu Âu tiên tiến nên kỹ năng và kiến thức giàu kinh nghiệm chuyên môn torng lĩnh vực này.



Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các thành tựu nha khoa, những điều trị chỉnh nha ngày càng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc hiện đại, cùng kỹ thuật điều trị khoa học. Trong cấy ghép implant cũng vậy. Đây là kỹ thuật cấy ghép nha khoa đem lại hiệu quả phục hình răng giả cao và chất lượng tốt. Vậy làm sao để đạt được những hiệu quả tối ưu của phương pháp ? Và tỉ lệ thành công của cấy ghép implant là bao nhiêu ?



Cấy ghép implant là kỹ thuật lắp đặt một trụ kim loại bằng titan vào xương hàm, đóng vai trò như những chân răng thật. Sau một thời gian nhất định trụ implant tích hợp cố định với xương, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên đó.
Titan là vật liệu kim loại có đặc tính cứng, chắc và đặc biệt là tương thích tốt với xương hàm. Vật liệu này khắc phục được những hạn chế mà những vật liệu đã được sử dụng trước đó như: vò sỏ, ngà voi, vàng, bạc…Trụ implant làm bằng titan sẽ không gây ra dị ứng hay bất cứ tác động xấu nào cho cơ thể dù tồn tại lâu dài trong môi trường miệng.

>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Gần 20 năm thực hiện cấy ghép, trung tâm đã thực hiện thành công cho hàng nghìn bệnh nhân cần phục hình răng implant. Đem lại những kết quả răng sứ bền chắc, ăn nhai tốt không khác gì răng thật và duy trì chất lượng cho đến ngày hôm nay. Theo đánh giá gần đây, tỉ lệ thành công của các case cấy ghép implant đạt đến 95%.

Tỉ lệ thành công của cấy ghép implant được quyết định bởi các yếu tố sau:
Chất lương xương cấy ghép

Xương hàm vùng mất răng cần phục hình yêu cầu phải đầy đặn, chắc khoe, đủ yêu cầu cấy ghép 1 implant thích hợp và đủ khả năng giữ trụ implant này được cố định vững chắc. Đạt yêu cầu này thì khả năng cấy ghép thành công implant là rất cao.

Với những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày bị tiêu xương nhiều thì vẫn có thể cấy ghép implant bằng cách phẫu thuật ghép xương, nâng xoang…Với những bệnh nhân lớn tuổi nhưng vẫn giữ được xương hàm khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể đạt được thành công trong cấy ghép implant không khác gì những bệnh nhân trẻ tuổi.
Sức khỏe toàn thân của bệnh nhân

Cấy ghép implant đòi hỏi khá gắt gao về sức khoẻ của bệnh nhân thực hiện. Có nghĩa là bạn cần đảm bảo sức khỏe tổng quát tốt, không mắc các bệnh lý răng miệng, trên 18 tuổi…Nếu đang mắc các bệnh lý răng thì cần được điều trị triệt để trước khi cắm ghép, hay bạn cần kiểm soát tốt bệnh mãn tính ( tim mạch, huyết áp, tiểu đường…) của mình.

Một trong những tác nhân gây cản trở cho sự thành công của cấy ghép là thuốc lá. Nicotine có trong khói thuốc làm suy giảm chức năng miễn dịch của răng miệng, ngăn cản quá trình lành thương, dễ gây nhiễm trùng khi cấy ghép…Nên trước và sau khi cấy ghép implant, bạn cần tránh sử dụng thuốc lá ít nhất là 4 tuần.


Để biết được mình có phù hợp với kỹ thuật cấy ghép implant, mời bạn đến thăm khám tại nha khoa. Các bác sĩ của trung tâm sẽ tiến hành tư vấn chu đáo cho bạn.

Được tạo bởi Blogger.