Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?

Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: bánh kẹo, nước ngọt, kem, si-rô… Trong thành men răng của chúng ta có hàng tỷ vi sinh vật sinh sống, chỉ 15 phút sau khi ăn những chất ngọt, các sinh vật này đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, chúng cũng hấp thu và tiêu hóa số đường này và biến đường thành acid hữu cơ tấn công men răng dẫn đến sâu răng, cho nên cần phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm này, nếu ăn thì phải đánh răng ngay sau khi ăn.

Không phải ai cũng có được hàm răng như ý muốn. Một cái miệng đẹp, một nụ cười duyên dáng phụ thuộc rất nhiều vào vẻ đẹp của hàm răng. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp là răng phải đều đặn, trắng bóng, sạch sẽ và lợi phải hồng hào. Vậy phải làm gì để chăm sóc hàm răng luôn trắng đẹp?
Những thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?

Xem thêm
http://bacsinhakhoa.net.vn/giai-phap-chinh-sua-hieu-qua-cho-khuon-mat-doi-xung/

- Rượu, cà phê, nước trái cây cũng là những thứ dễ làm đổi màu men răng, vì vậy nên tạo thành thói quen xúc miệng hoặc đánh răng ngay sau khi thưởng thức những món ăn này.

- Đồ uống có gas: khiến cho men răng bị hủy hoại nghiêm trọng, vì trong đồ uống có gas có chứa hàm lượng lớn acid gây bào mòn men răng.

- Những trái cây có vị chua: các acid trong trái cây có vị chua có thể bào mòn men răng.

- Hút thuốc lá: không những gây nguy cơ ung thư phổi, vòm họng mà còn là nguy cơ của các bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng. Hút thuốc lá gây chứng tụt lợi để lộ chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng liền vết thương của lợi, răng ố vàng, nhiều cao răng, cho nên không hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá là một trong những biện pháp giữ gìn sức khỏe cho răng miệng và cho cả cơ thể nói chung.



Cần tránh những thói quen có hại cho răng:

- Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm hỏng men răng

- Thói quen ăn vặt nhiều: khi mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.

- Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ra sức xé thức ăn quá dai là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.

- Không đánh răng sau khi ăn: đánh răng giúp loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng.

- Không lấy hết những thức ăn thừa mắc lại ở các kẽ răng mà bàn chải không lấy hết đi được.

- Xỉa răng quá nhiều và quá lâu: làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.

- Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ: khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng chống viêm lợi và viêm quanh răng.

- Không trám răng sâu: khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.

- Dùng bàn chải không tốt: không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Như vậy để có một hàm răng trắng bóng, không sâu răng chúng ta cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống gây hại cho răng đã nêu ở trên, loại bỏ những thói quen không tốt có hại cho răng miệng. Việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách giữ một vai trò quan trọng. Đánh răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải thực hiện thành thói quen.


Thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng, chải răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng. Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần là một thói quen tốt.

Nguyên nhân khiến bạn há miệng đau quai hàm.

Khớp Thái Dương Hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp thái dương hàm. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho bị trật đĩa khớp, hoặc mòn xương lồi cầu ảnh hưởng đến đĩa sụ khiến cho bạn luôn bị đau khi há miệng, hoặc nghe tiếng kêu cộp cộp.


Há miệng đau quai hàm, sái quai hàm hay há miệng nghe tiếng kêu là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn khớp Thái Dương Hàm, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong ăn uống sinh hoạt giao tiếp vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến bạn bị đau quai hàm như vậy.  http://rangtreem.org/got-cat-xuong-ham/



Nguyên nhân gây viêm Khớp Thái Dương Hàm gây đau khi há miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như:

-Nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm - thoái hóa thứ phát khớp Thái Dương Hàm.

-Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.

- Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc do thói quen xấu ăn nhai như nhai 1 bên, hay ăn đồ dai. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai một bên làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp Thái Dương Hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn. http://phauthuatchinhnha.edu.vn/hieu-suat-cat-got-xuong-ham.html

- Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.

Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Thống kê cho thấy, viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.

Hàng loạt biến chứng nguy hiểm vì lười đánh răng

Lười đánh răng không chỉ dừng lại ở việc làm răng bị ngả màu mà còn có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.



Hàm răng bị ố vàng



Những vụn thức ăn hàng ngày không được làm sạch là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra các vấn đề về răng miệng.

Nếu một người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ngày hoặc có đánh răng nhưng thực hiện với tốc độ quá nhanh, không đủ thời gian để làm sạch mảng bám có trong kẽ răng và kem đánh răng không thể phát huy được hết tác dụng của nó. Theo thời gian , những mảng bám còn sót lại trên răng sẽ tạo thành cao răng bám dính trên răng, răng sẽ mất đi độ trắng tự nhiên, sỉn màu và ngày càng trở nên mất thẩm mỹ.

Đa phần những người trưởng thành thường chủ quan hơn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của mình bởi nhiều lý do như: quá bận rộn, nghĩ men răng mình rất tốt, do tâm lý bỏ một lần đánh răng chắc cũng sẽ không sao… lâu dần sẽ trở thành thói quen. Người lớn thường có tâm lý rằng trẻ em mới dễ bị sâu răng vì trẻ hay ăn kẹo, thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm ngọt và do răng trẻ là răng sữa… Nhưng trên thực tế, trong một cuộc điều tra toàn quốc vào năm 2005 cho biết tỉ lệ sâu răng ở các lứa tuổi đều rất cao, trong đó người lớn chiếm đến 75%. Đây là một con số đáng báo động, cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt, sự hiểu biết thấp về kiến thức răng miệng đang rất phổ biến.


Những biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm từ việc lười đánh răng

Từ việc lười đánh răng hàng ngày có thể sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình đó là những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… những bệnh lý này khi đã mắc phải thường rất khó để điều trị và trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng áp xe răng, nang quanh chóp vô cùng đau đớn. Nhiều trường hợp vi khuẩn theo đường máu đi vào cơ thể và gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Hơn thế, những bệnh lý về răng miệng còn là nguyên nhân trực tiếp gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang… ở nhiều người. Việc đánh răng mà hàng ngày chúng ta vẫn thường xem nhẹ lại là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của cả người lớn và trẻ nhỏ.


Biện pháp phòng ngừa

Hàm răng của bạn rất dễ bị tổn thương từ những tác động bên ngoài nhưng cũng rất dễ dàng để bảo vệ nó bằng những cách rất đơn giản. Việc duy trì thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày là việc làm thực sự cần thiết, nó không chỉ đảm bảo cho hàm răng luôn khỏe mạnh, mà nó còn đảm bảo cho bạn một đời sống tinh thần phong phú. Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt thường xuyên; không ăn những loại thức ăn có nhiệt độ chênh lệch (nóng-lạnh) quá cao; không ăn đồ ăn quá cứng có thể làm vỡ, mẻ răng; và cuối cùng là hãy tạo lập cho bản thân thói quen đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày.

Nên dạy trẻ những thói quen chăm sóc răng miệng khoa học ngay từ nhỏ, dành thời gian đánh răng cùng trẻ, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây chính là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh lý cho răng miệng nhất. Việc tạo lập cho trẻ thói quen tốt cũng đồng thời gián tiếp giúp các bậc cha mẹ gần gũi hơn với các bé, tạo dựng và duy trì hạnh phúc của cả gia đình.

Nguy hiểm tiềm tàng của răng mọc ngầm ác tính

Trên thực tế, có những chiếc răng mọc ngầm trong xương hàm vẫn có thể duy trì đến suốt đời mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, cũng không ít những trường hợp răng mọc ngầm ác tính, gây nguy hiểm cho răng miệng và sức khỏe của con người.


>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại tphcm

Răng mọc ngầm thuộc một trong những tình trạng sai lệch của răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời.

Những thông tin cần biết về răng mọc ngầm ác tính



Răng mọc ngầm được xác định là ác tính khi nó có những biểu hiện: phát triển không ngừng với độ dài bất thường; răng ngầm mọc quá thấp, gần chạm tới ống dây thần kinh trong xương hàm; răng ngầm mọc ngay sát chân răng trưởng thành trên cung hàm hoặc số lượng răng ngầm mọc quá nhiều, chen chúc bên dưới chân răng trưởng thành. Tất cả những trường hợp này đều cần có những biện pháp tác động phù hợp để tránh làm tổn thương tới xương hàm và các răng khác.


Nguy cơ chết người của răng mọc ngầm ác tính

Những người có răng mọc ngầm ác tính đa phần đều không biết cho đến khi nó tái phát đau ra bên ngoài.

Trong trường hợp những răng mọc ngầm không ngừng phát triển và ngày càng dài ra, có thể xảy ra một trong 3 trường hợp sau:


+ Răng mọc dài sẽ chạm vào các ống dây thần kinh, gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác của người bệnh.

+ Chạm vào các chân răng khác, khiến cho các răng này bị tiêu chân răng, lung lay và yếu dần đi. Nếu để lâu sẽ làm mất răng trưởng thành, tình trạng này tỉ lệ thuận với số răng mọc ngầm, càng nhiều càng nguy hiểm.

+ Xương hàm bị tiêu đi và mật độ xương hàm ở những răng khác cũng sẽ giảm,răng sẽ yếu và dễ vỡ mẻ hơn chỉ bằng những lực rất nhỏ.

Hơn nữa răng mọc ngầm trong xương hàm sẽ gây ra tình trạng, nếu bị mất răng trưởng thành bên trên răng mọc ngầm thì tại vị trí răng đã mất đó sẽ rất khó để phục hình lại răng giả bằng phương pháp cấy ghép implant.

Biện pháp khắc phục răng mọc ngầm ác tính

Đối với các trường hợp răng mọc ngầm ác tính có thể được khắc phục bằng hai phương pháp là niềng răng và nhổ răng.

Niềng răng chỉ áp dụng trong trường hợp răng mọc ngầm là răng bị thiếu trên cung hàm và ở thế mọc có thể niềng được theo tính toán của bác sĩ.


Nhổ răng là phương pháp được áp dụng nhiều hơn đối với các trường hợp răng mọc ngầm ác tính. Bởi vì đa số những răng mọc ngầm ác tính là những răng thừa hoặc là răng thiếu trên cung hàm nhưng có thế mọc rất phức tạp không thể thực hiện có hiệu quả bằng phương pháp niềng răng.

Các bác sỹ cho biết, nhổ răng mọc ngầm rất khó, nó không hề đơn giản như những ca nhổ răng thông thường khác. Nhổ răng mọc ngầm trong nha khoa được coi như một ca phẫu phuật, cần tuân thủ quy trình thực hiện nghiêm ngặt, chính vì thế nó cần đến nhưng bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm. Bệnh nhân sẽ phải thực hiện gây mê giải phẫu, bộc lộ răng ngầm bằng cách tách vạt nướu bằng công nghệ nhổ răng hiện đại nhất hiện nay.

Khắc phục răng ngầm ác tính dễ hay khó tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn nha khoa và bác sĩ thực hiện. Nếu không có sự xem xét kỹ lưỡng, rất có thể bạn sẽ phải chịu những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, với những công nghệ nhổ răng tân tiếnnhất hiện nay mà Nha khoa  đã và đang áp dụng thực hiện, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn thì những trường hợp răng mọc ngầm ác tính đã không còn là vấn đề khó đối với các bác sĩ nữa. Không những thế, bạn còn có thể an tâm, thoải mái hơn khi thực hiện, bởi công nghệ mới sẽ giảm mức độ đau nhức và biến chứng đến mức tối đa, gần như là không có.

Các bệnh răng miệng hay gặp của dân văn phòng

Theo thống kê của các đợt khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì các bệnh về răng miệng phổ biến nhất của giới văn phòng là: viêm nướu, mọc răng khôn, mòn răng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nhân viên văn phòng luôn là đối tượng tập trung nhiều những thói quen xấu, ảnh hưởng tới răng miệng như: uống trà, cà phê, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…



Các bệnh về nướu răng

Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 75% dân số mắc các bệnh về nướu răng ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân của các bệnh về nướu là do hình thành các mảng bám trên răng. Chải răng không đúng cách, không thường xuyên sẽ dẫn tới hình thành cao răng, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại trên răng phát triển, dẫn tới các bệnh về viêm nướu, nha chu. Nhân viên công sở lại tập hợp những thói quen xấu như: uống trà, cà phê, hút thuốc, ăn quà vặt, và ít người có thói quen lấy sạch hết vụn cơm sau khi ăn xong. Đây chính là lí do dẫn tới việc dân văn phòng gặp các bệnh về nướu răng nhiều như vậy.

Mòn răng


Mòn răng là hiện tượng các lớp bảo vệ gồm ngà răng, men răng bị mòn. Nguyên nhân dẫn tới việc mòn răng này bao gồm những thói quen ăn uống, cắn vật cứng, nghiến răng, trào ngược dạ dày và đặc biệt là do cách vệ sinh, chải răng không đúng quy định. Việc bạn chải răng quá lâu, quá mạnh, dùng bàn chải cứng sẽ làm mòn răng nghiêm trọng.

Răng khôn

Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đa số mọi người sẽ gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Vì sao gọi là “răng khôn” bởi nó rất “khôn” khi lúc đó hàm đã đủ răng rồi nhưng nó vẫn tìm được cách đứng như “nằm ngang”, “nằm xéo”. Có trường hợp răng khôn mọc lên gây biến chứng, viêm vùng mô, sung răng, đau dai dẳng, rất khó chịu. Có trường hợp không nhổ kịp thời đã dẫn tới việc tạo u, phá hủy xương hàm. Còn những trường hợp khác, răng khôn mọc sâu tít bên trong, ở vị trí lắt léo nên rất khó vệ sinh, có thể dẫn tới việc sâu răng.

Nếu bạn có gặp các vấn đề về răng miệng, hãy đi khám sớm để tránh những tổn hại về sau này.

Tại sao cần bọc sứ sau khi lấy tủy cho răng sâu?

Rõ ràng tủy được coi là nguồn sống cho răng, đặc biệt là răng hàm. Một khi răng đã bị lấy tủy thì độ dẻo dai cũng mất. Đó chính là lý do khiến cho ngà răng, men răng dễ bị tác động của các kích thích bên ngoài, đặc biệt là lực nhai mạnh. Có rất nhiều trường hợp răng sau khi lấy tủy có độ giòn, vỡ cao, thậm chí là bị gãy ngang thân khi có tác động mạnh từ bên ngoài



Tủy răng là phần nằm trong cùng của răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng bên ngoài. Do một số nguyên nhân, đặc biệt là sâu răng hoặc chấn thương sẽ khiến cho tủy bị viêm nhiễm. Răng một khi đã bị viêm tủy thì cần được điều trị nếu không rất dễ dẫn tới áp xe ổ xương răng, khiến răng bị rụng hoặc tác động tới các răng kế cận.

Tuy nhiên, khi tủy mất đi cũng là lúc độ bền chắc, dẻo dai mất dần, khi đó bọc sứ sau khi lấy tủy răng là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ thân răng cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.
Vì sao cần bọc sứ sau khi lấy tủy răng?



Làm răng sứ để tránh cho răng bị giòn, vỡ
. Bọc sứ sau khi lấy tủy răng chính là cách sử dụng một mão sứ bọc chụp lên phần răng thật nhằm bảo vệ cho răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hay các tác nhân có hại, cũng như giúp tăng cường độ bền chắc, giảm tải những tác động có hại cho răng.

Bọc sứ để tăng cường chức năng nhai cho răng

Răng sau khi lấy tủy thường có độ bền chắc không cao, sức dẻo dai cũng giảm đi rất nhiều, do đó việc ăn nhai của bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Răng sứ được chứng minh là có độ cứng tương tương, thậm chí có độ chịu lực tốt hơn cả răng thật sẽ là giải pháp giúp bạn duy trì ăn nhai ổn định mà không gặp phải những rào cản bất thường, đặc biệt là khi ăn nhai những thức ăn cứng và dai dễ tác động lên thật. Bọc sứ sau khi lấy tủy theo đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ giúp bạn ăn nhai dễ dàng hơn, cảm nhận vị giác cũng tốt hơn.

Nói chung, việc bọc răng sau khi lấy tủy là cần thiết để duy trì một hàm răng bền chắc hơn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại răng sứ phù hợp: răng sứ toàn sứ hoặc răng sứ kim loại. Tuy nhiên, răng sứ sau khi đã bọc thì độ bền chắc cũng không thể như răng thật ban đầu khi chưa lấy tủy, do đó việc giữ gìn vệ sinh là rất quan trọng. Nên hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dai, các thực phẩm chứa nhiều chất đường hoặc các kích thích nóng lạnh đến răng. Chải răng đều đặn ngày 2-3 lần và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt tại các kẽ răng cũng là cách giúp hàm răng khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng sâu răng trở lại.

Tại Nha khoa quốc tế, công nghệ bọc răng sứ CT 5 chiều hiện đại nhất Hoa Kỳ hiện nay sẽ đảm bảo cho bạn một kết quả phục hình tốt nhất.

– Công nghệ mới đảm bảo phục hình cho răng trong thời gian ngắn nhất, hạn chế tối đa phải mài răng

 Răng sứ sau khi bọc đảm bảo chính xác từng gỡ rãnh, sát khít viền nướu
 Răng sứ có màu sắc tự nhiên, sáng bóng, không bị đục mờ hay đen viền chân răng
 Đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường, không có cảm giác cộm vướng khó chịu

Những dụng cụ lấy cao tại nhà được nhiều người áp dụng

Việc thực hiện lấy cao răng khiến nhiều người còn e dè vì sợ khi thực hiện lấy cao răng tại địa chỉ nha khoa khiến răng bị tổn thương hay ê buốt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những dụng cụ lấy cao răng tại nhà được nhiều nhiều người áp dụng.

Tại sao phải dùng đến dụng cụ lấy cao răng?

Dụng cụ lấy cao răng sẽ quyết định sự an toàn của dịch vụ
Khi lấy cao răng, việc sử dụng dụng cụ lấy cao răng là không thể thiếu. Các mảng bám rắn chắc trên bề mặt răng không dễ được loại bỏ bởi cao răng được hình thành từng ngày. Mỗi lớp cao răng mới sẽ tạo ra liên kết không dễ gì phân tách trên thân răng. Để tách được các mảng bám này nếu không dùng đến các phản ứng đặc biệt thì ít nhất cũng phải sử dụng lực bẩy đủ mạnh.

Cho nên, khi lấy cao răng không thể không sử dụng đến các dụng cụ chuyên biệt. Hơn thế còn phải dùng đến những kỹ thuật đặc thù với thao tác tách cao răng cẩn thận và khéo léo của nha sỹ.

Các loại dụng cụ lấy cao răng

Hiện có 2 loại dụng cụ lấy cao răng cơ bản được sử dụng tại các phòng nha để lấy cao răng, đó là dụng cụ cầm tay và máy lấy cao răng siêu âm. Tuy đều dùng để lấy cao răng nhưng hai loại dụng cụ này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cách thức sử dụng cũng như tính năng và tác dụng không giống nhau. Sử dụng các dụng cụ này liệu khi lấy cao răng có đau không?

dụng cụ lấy cao răng tại nhà 1
Cần lựa chọn thật kỹ dịch vụ lấy cao răng tại nhà

>> Xem thêm: Tác dụng của việc lấy cao răng

– Dụng cụ lấy cao răng cầm tay:

Dụng cụ này có đầu nhọn nhỏ có tay cầm, được dùng để nạy bẩy mảng bám ra khỏi bề mặt răng. Khi sử dụng dụng cụ này, nha sỹ sẽ phải sử dụng đến một lực nhất định. Đây cũng chính là điều bất tiện nhất của loại dụng cụ này. Bởi phải dùng đến lực bẩy nên đôi khi chính nha sỹ cũng không kiểm soát được trong thao tác của mình. Do đó, khả năng xảy ra nguy cơ ảnh hưởng đến nướu và mô răng cũng không hề nhỏ. Dụng cụ cầm tay có thể khiến cho răng miệng bị tổn thương, nhẹ là ê kến răng, nặng hơn có thể gây đau và chảy máu nướu răng hoặc làm mất men răng.

– Máy lấy cao răng siêu âm:

Đây cũng được gọi là dụng cụ lấy cao răng, nhưng cơ chế tác động của máy siêu âm hoàn toàn khác với dụng cụ cầm tay. Máy này sẽ sử dụng sóng rung siêu âm để tác động lên tổ chức liên kết cứng của cao răng, làm phân rã chúng, khiến cao răng mềm rã và nhẹ nhàng tách khỏi bề mặt răng mà không gây ra bất cứ đau đớn, thương tổn nào cho răng. Việc lấy cao răng sẽ vô cùng nhẹ nhàng, dễ chịu hơn sức tưởng tượng của bạn. Hơn thế, lấy cao răng bằng máy siêu âm còn có thể tạo ra khả năng làm sạch mảng bám triệt để cả trên và dưới nướu.

Nên sử dụng loại dụng cụ lấy cao răng nào thì tốt?

Xu hướng lấy cao răng hiện đại chính là sử dụng dụng cụ lấy cao răng siêu âm thay cho dụng cụ cầm tay do kỹ thuật thô sơ, không đảm bảo an toàn tối đa. Chỉ lấy cao răng siêu âm mới tạo ra cho bạn cảm giác an toàn và dễ chịu nhất khi thực hiện định kỳ.

Tuy rằng chi phí cho lấy cao răng bằng máy siêu âm cao hơn khi dùng dụng cụ cầm tay nhưng đổi lại, việc thực hiện tại địa chỉ nha khoa tín chắc chắn sẽ tránh được những tổn thương đến răng và nướu.

Nguồn: http://laycaorang.org/dung-cu-lay-cao-rang-co-toan-khong/

Được tạo bởi Blogger.