Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Bọc sứ cho răng sâu bị vỡ có được không?

Răng sâu hiện nay đang là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Và cần có một phương pháp điều trị triệt để, có thể ngăn ngừa và phát triển của vi khuẩn. 



Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay ở mọi lứa tuổi và bọc răng sứ được coi như một phương pháp ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và bảo vệ răng tốt nhất hiện nay.


Răng sâu hiện nay đang là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Và cần có một phương pháp điều trị triệt để, có thể ngăn ngừa và phát triển của vi khuẩn. Và bọc răng sứ được coi là một trong những giải pháp phục hình răng hiệu quả trong các trường hợp răng bị chấn thương vỡ, mẻ, răng thưa hoặc răng xỉn màu, trong đó có cả răng sâu, bọc rắng sứ giúp bảo tồn răng đến mức tối đa.


Răng sâu bị vỡ có thể bọc sứ được không?


Nguyên nhân chính của răng sâu chính là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý, ăn quá nhiều loại thức ăn có nhiều đường và tinh bột, là nhân tố chính tạo ra vi khuẩn và axit ăn mòn răng. Răng sâu ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây vỡ răng, và những cách thông thường sẽ không thể điều trị dứt điểm mà cần có những giải pháp tối ưu hơ

Răng sâu bị vỡ hoàn toàn có thể bọc răng sứ được bởi bản chất của bọc răng sứ chính là việc mài nhỏ răng lại và bọc răng sứ ở bên ngoài, răng sứ bọc bên ngoài sẽ bảo vệ răng thật tránh được những tác động từ bên ngoài. Ngoài bọc sứ cũng có rất nhiều người chọn phương pháp trám răng, nhưng phương pháp này không cho kết quả tối ưu vì sau một khoảng thời gian ngắn vết trám có thể bị bong tróc do tác động từ bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chọn phương pháp trám răng bạn sẽ phải thực hiện lại nó trong nhiều lần khác nữa, tốn thêm chi phí và thời gian.


Bọc sứ giúp phục hình cho răng một cách tốt nhất

Bọc răng sứ là giải pháp điều trị răng sâu rất hiệu quả. Mão răng sứ khi được chụp lên trên cùi răng thật sẽ đóng vai trò như một vỏ bọc bảo vệ cho răng thật tránh những tác động từ bên ngoài, vì mão răng sứ không bị ăn mòn bởi các loại thức phẩm, vi khuẩn cũng không thể hình thành và tấn công nên nó có khả năng bảo tồn răng thật vô cùng tốt. Mão sứ được chế tạo chuẩn dấu hàm chụp lên trên phần răng sâu bị vỡ từ mặt nhai, rìa cắn đến sát khít nướu nhằm tái tạo, vi khuẩn không thể xâm nhập và ăn mòn. Trước khi bọc sứ, các bác sĩ cần chữa trị triệt để và làm sạch các mô răng bị bệnh để khi chụp bọc mão sứ lên sẽ không gây ra bất kỳ kích ứng nào, có thể là đau nhức hay sâu răng tái phát. Răng sứ bọc ở ngoài, ôm sát khít với cùi răng thật, do đó có thể phục hình cho răng thẩm mỹ nhất, vừa che đi phần răng bị vỡ vừa có thể đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn toàn bình thường.


Duy trì độ bền chắc tối đa cho răng sâu bị vỡ

So với phương pháp hàn trám răng thì bọc răng sứ rõ ràng mang lại hiệu quả cao hơn nhiều rất lần, có thể bảo vệ được răng thật tới mức tối đa, lại duy trì được trong khoảng thời gian dài không lo bung tuột hay vướng mắc gì. Với chất liệu của các loại răng sứ hiện nay hòan toàn có thể duy trì tuổi thọ đến trên 10 năm và còn có thể là vĩnh viễn nếu có phương pháp chăm sóc răng tốt. Răng sứ có khả năng chịu lực rất cao nên gần như không bao giờ xảy ra hiện tượng sứt mẻ, hay nhiễm màu như răng thường. Đặc biệt có thể hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn có thể xâm nhập và làm sâu răng trở lại. Đây được coi là ưu điểm của bọc răng sứ mà ít có phương pháp nào có thể có được.

Hiện nay với với công nghệ bọc răng sứ hiện đạ mà Nha khoa đáng ấp dụng, những nhược điểm của những phương pháp thông thường khác được khắc phục hoàn toàn , thay vào đó là những ưu điểm không thể phủ nhận. Sở dĩ có được những thành công đó là do kỹ thuật thực hiện trong quá trình bọc răng sứ đã tiến bộ hơn rất nhiều, không còn những công đoạn thủ công thông thường nữa, mà thay vào đó là hệ thống máy móc kỹ thuật tự động hóa, cho việc mài cùi răng, chế tạo mão răng sứ luôn đạt độ chính xác nhất. Các thiết bị tân tiến giúp tạo ra răng sứ chuẩn xác 100% tới từng gờ rãnh.


Quy trình chụp răng sứ được thực hiện theo đúng chuẩn quốc tế từ bước thăm khám đến sau khi quá trình bọc rắng sứ hoàn thành. Mão răng sứ được gắn khớp giữa răng với nướu, tạo ra một khớp cắn chuẩn , không sai lệch. Rắng ứ sẽ được gắn sát với viền nướu, hoàn toàn không xảy ra hiện tượng hở chân răng.


Với công nghệ bọc răng sứ mới tại Nha khoa, bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường và chắc chắn rằng căn bệnh sâu răng đã chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra răng sứ còn cho vẻ đẹp thẩm mỹ rất cao bởi độ trắng bóng mà răng sứ mang lại.

Những lưu ý khi điều trị sâu răng tại nhà

1. Bị sâu răng nặng phải làm sao khắc phục tại nhà?Bởi sâu răng đã ở giai đoạn nặng nên việc chăm sóc răng miệng đúng cách vẫn là quan trọng được đặt lên hàng đầu.



Thực hiện chải răng ngày 2-3 lần bằng kem đánh răng có chứa nhiều fluor giúp răng chắc khỏe, kèm thêm súc miệng nước muối để sát trùng khoang miệng, ức chế vi khuẩn gây sâu răng.



Ngoài ra, bị sâu răng nặng phải làm sao nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau răng tại nhà giúp giảm thiểu cơn đau nhức.

Chữa sâu răng bằng lá bàng: chuẩn bị 7-9 lá bàng non, 250ml nước, 1/3 thìa muối trắng đem say nhuyễn rồi lọc lấy nước. Sử dụng nước lá bàng súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng buổi tối.

Gừng, tỏi: gừng tỏi đập dập đem cắn vào chỗ răng sâu có tác dụng giảm đau nhanh.

Chườm đá, chườm nóng ngoài vùng má chỗ gần răng đau

Súc miệng bằng nước lá trà xanh hàng ngày.


2. Bị sâu răng nặng phải làm sao nhờ bác sĩ nha khoa?

Răng bị sâu rặng nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy răng, áp xe răng, viêm chóp răng… Vì thế, bị sâu răng nặng phải làm sao? Ngay khi có thời gian rảnh bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thực hiện thăm khám và tư vấn cách điều trị.

Tại Nha khoa , bác sĩ sẽ đưa ra một số hướng xử lý như sau:
Răng sâu nặng, bị vỡ lớn nhưng chưa ăn vào tủy

Bệnh nhân được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp là trám răng inlay onlay hoặc bọc răng sứ. Trước hết bị sâu răng nặng phải làm sao, bạn sẽ được bác sĩ nạo sạch vết sâu để loại bỏ mầm mống vi khuẩn gây bệnh, sau đó 1 trong 2 phương pháp sẽ được áp dụng.

+ Với trám răng inlay/onlay: bị sâu răng nặng phải làm sao với trám răng inlay/onlay? Miếng trám bằng sứ được order chế tạo, sau đó gắn lên răng thay vì cách trám thông thường vật liệu được hóa cứng trực tiếp trên răng. Phương pháp này khắc phục được tình trạng xoang rỗng và độ bền không lâu dài của cách thông thường, đồng thời xâm lấn đến răng thật vì thế được chỉ định khi răng sâu vỡ lớn.

+ Với bọc răng sứ: bệnh nhân được mài cùi răng, sau đó thân răng sứ được labo chế tác để lắp lên thân răng thật đã được mài cùi. Bọc răng sứ cho hiệu quả thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài, phục hồi chức năng ăn nhai tốt.

Bị sâu răng nặng phải làm sao nếu biến chứng thành viêm tủy

Bệnh nhân được điều trị nội nha lấy tủy bằng phương pháp vi phẫu giúp lấy sạch triệt để tủy viêm. Sau đó để kéo dài tuổi thọ của răng và tùy theo mong muốn của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện bọc răng sứ.

Răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ không?

Răng cấm là răng số 6 trên cung hàm, cùng với răng số 7 và răng số 5 thì đây là răng đóng vai trò ăn nhai chính. Một khi răng số 6 bị các bệnh lý răng miệng hay chấn thương thì việc nghiền nát thức ăn sẽ khó khăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy nguyên tắc bảo tồn răng vẫn được đặt lên hàng đầu



Răng sâu bị vỡ, mẻ nhiều gây đau nhức

Nếu răng vỡ mẻ nhiều và cơn đau kéo dài thành từng đợt, đau nhức cả ngày đêm thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng viêm tủy cấp. Vết sâu lan rộng xuống buồng tủy, gây viêm tủy răng. Trong trường hợp này tốt nhất nên thực hiện điều trị nội nha lấy tủy càng sớm càng tốt.

Tình trạng viêm tủy nếu kéo dài không có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi có thể tác động và làm áp xe xương ổ răng. Sau khi điều trị lấy tủy, răng sâu sẽ cần hàn trám lại để bảo tồn răng tránh tác động từ bên ngoài.


Răng sâu bị vỡ gần hết, chỉ còn chân răng

Tình trạng này nếu không thể bảo tồn thì nha sỹ có thể tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, việc nhổ răng cấm so với răng cửa sẽ khó khăn và phức tạp hơn nên cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Thông thường, một ca nhổ răng sẽ được tiến hành trong vòng 15-20 phút.

Kỹ thuật nhổ răng trước kia dùng dụng cụ nạy và kìm nha khoa nên sẽ gây chảy máu và đau nhức khá nhiều. Hiện nay với kỹ thuật nhổ răng không đau tại Nha Khoa KIM thì nhổ răng sẽ diễn ra an toàn và không biến chứng. Với kỹ thuật gây tê hiện đại bạn sẽ không phải lo nghĩ về vấn đề nhổ răng có đau không nữa

Không phải cứ răng sâu là cần thiết phải nhổ bỏ, răng chỉ nhổ bỏ khi thực sự cần thiết, đặc biệt là với răng cấm. Trường hợp vẫn có thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên điều trị, chữa đau răng và bọc răng sứ bởi một khi răng cấm phải nhổ bỏ thì cần phải cấy ghép implant để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ, tránh xâm lấn đến răng kế bên và hạn chế được tình trạng tiêu xương. Tuy nhiên, cấy ghép implant cũng khá tốn kém và không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để được thăm khám càng sớm càng tốt, từ đó nha sỹ sẽ đưa ra chỉ định răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ hay không.

Miếng trám răng bị vỡ phải làm sao ?.

Bạn có hỏi ngoài cách khắc phục bằng trám lại thì có phương pháp nào để điều trị hay không. Câu trả lời là ” có “, trám răng có thể hàn vết gãy, vỡ nhanh chóng nhưng thời gian sử dụng của một miếng trám không được lâu dài


>>bi sau rang phai lam sao
>>ba bau bi dau rang


Một khi răng bị tổn thương và bạn đã chọn phương pháp trám răng để điều trị. Những trong quá trình sử dụng, miếng trám bị bung ra do nhiều nguyên nhân. Và khi miếng trám bị bung ra thì bạn nên đi trám lại để đảm bảo có chiếc răng hoàn chỉnh. Và để răng có thể thực hiện chức năng ăn nhai cũng như chức năng thẩm mỹ bình thường. Nếu không khắc phục và cứ để mãi như vậy thì sau một thời gian có thể phần bị tổn thương của chiếc răng có thể dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh.





Hơn nữa nó lại rất dễ bị tổn thương, bị bong tróc do thức ăn. Và miếng trám răng thường có nhiều nhược điểm, cho nên ngày nay khi răng bị gãy, vỡ nhiều đối tượng bệnh nhân sẽ lựa chọn bọc sứ cho răng.


Bọc răng sứ là một phương pháp hữu hiệu cho những đối tượng có tình trạng răng bị tổn thương, gãy vỡ. So với trám răng thì phương pháp điều trị này đặc biệt mang lại nhiều ưu điểm và có hiệu quả cao cũng như độ bền sử dụng lâu dài. Răng bọc sứ không những có thể thực hiện được chức năng ăn nhai tốt mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho hàm răng,bảo toàn nụ cười rạng rỡ của bạn.


Vấn đề răng miệng của bạn

Tình trạng răng miệng của bạn khó chịu, bị chảy máu và gây đau nhức hàm do bạn tự ý nhổ răng sâu có nguy cơ rất cao là bạn đã bị viêm tủy hoặc viêm nha chu. Để rõ hơn và xác định chính xác hơn về tình trạng răng miệng của mình thì bạn có thể tới nha khoa Đăng Lưu để được bác sĩ thăm khám.

Bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, vì khi răng miệng bị chảy máu và gây ra những cơn đau thì đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì nó sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng hơn, và không chỉ là những cơn đau nhức. Tình trạng mất răng có thẻ diễn ra ngay sau đó.

5 Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Sâu răng là bệnh lý thường gặp với những cơn đau nhức kéo dài , khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây là tổng hợp những cách chữa sâu răng đơn giản tại nhà được nhiều người ưu chuộng sẽ giúp ích cho bạn nhé!




1. Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Bạn chắc chắn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác được tạo ra khi tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.

Trong khi đó, thành phần của gừng chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên có khả năng sát trùng chống viêm cực kỳ tốt. Sử dụng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.


– Cách thực hiện:

Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng dân gian cực kỳ đơn giản:

Tỏi đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu

Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu

Làm như vậy một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

2. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng

Không cần phải nói nhiều về tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe con người. Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm, nhờ những các phytochemicals hữu ích (squalene, beta-sitosterol, và tyrosol). Trong đó đặc biệt phải kể đến oleocanthal, hợp chất này có thể hoạt động như ibuprofen và các thuốc chống viêm khác. Dầu oliu càng nguyên chất thì oleocanthal càng đậm đặc.

Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Trong nha khoa, tinh dầu đinh hương còn sử dụng trong việc diệt tủy. Ngoài ra, mùi hương của dầu đinh hương còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng.

– Cách thực hiện:

Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.

Phải làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn?

Răng hàm bị sâu và vỡ lớn, lại có màu sắc rất đen và xỉn rất mất thẩm mỹ, ăn nhai rất khó khăn, bị đau và dắt thức ăn. Phải xử lý như thế nào?



Theo những mô tả cụ thể có thể thấy tình trạng răng sâu đã ở mức độ nặng. Vét sâu không chỉ làm răng bị bể vỡ lớn mà còn gây đau nhức và dắt thức ăn. Khi răng sâu đã chuyển sang giai đoạn này thì mức độ sâu không thể xem nhẹ.

Vì thông thường răng sâu lan rộng ở bên trong, dưới lớp vở cứng bên ngoài. Do đó, ngay cả khi răng đã sâu ở mức độ lớn thì nhìn từ bên ngoài hình thể răng vẫn có thể còn nguyên vẹn. Nhưng trong trường hợp của bạn thì mức dộ sâu đã biểu hiện rõ nét là tình trạng vỡ lớn, mất lượng mô răng không nhỏ, bị xỉn màu mất thẩm mỹ.

Trong tình huống này, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Chiếc răng sâu này cần phải được kiểm tra để xác định xem có thể phục hồi được không. Nếu qua xem xét bác sỹ nhận thấy việc nạo bỏ mô răng sâu mà vẫn còn lại phần lớn mô răng thật thì sẽ điều trị theo hướng nạo vết sâu và bọc răng sứ lại để bảo tồn răng thật.



Nhưng nếu qua thăm khám mà bác sỹ nhận thấy việc nạo phần răng sâu sẽ chiếm gần hết mô răng thật và không thể phục hình lại trên phần mô răng còn lại thì sẽ chỉ định loại bỏ chiếc răng để tránh biến chứng viêm chóp nặng hoặc nảy sinh các bệnh nha chu liên quan. Vì lúc này việc duy trì răng lúc này cũng không có giá trị gì cho ăn nhai.

Bởi vậy, việc thăm hám vẫn rất cần thiết cho bạn trong trường hợp này. Tình trạng răng sâu cần được kiểm tra kỹ mới xác định được hướng điều trị phù hợp và triệt để nhất. Tốt nhất, bạn nên đến trung tâm Nha khoa để được trực tiếp các bác sỹ chuyên sâu về điều trị bệnh lý răng thăm khám chữa triệt để, giúp giữ sức khỏe cho răng miệng nói chung.

Chảy máu ở răng sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng do thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt, hình thành vi khuẩn gây sâu răng. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, mà sâu răng còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nếu không điều trị còn có thể phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác.



Chảy máu ở răng sâu là một trong những biến chứng xảy ra khi vết sâu không được điều trị dẫn đến việc tủy bị tấn công. Không chỉ gây chảy máu ở phần lợi của răng mà lúc này còn đi kèm những cơn đau nhức rất đặc trưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn, về lâu, nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.


Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, khắc phục kịp thời. Bằng cách điều trị nha khoa phù hợp để chữa dứt tình trạng chảy máu ở răng sâu này. Chỉ khi đó, răng mới không còn chảy máu, cơn đau nhức mới thuyên giảm, và vẫn có thể tiếp tục bảo tồn răng thật.

Thông thường, với trường hợp răng sâu nặng, gây chảy máu và viêm tủy thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.


Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục tình trạng chảy máu ở răng sâu, tốt nhất là bạn nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú trọng đến cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu, ăn nhai tránh vị trí răng sâu bị chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

Các vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu ý

Vấn đề răng miệng cho trẻ nên được cha mẹ chú ý đặc biệt giúp định hình sự phát triển thuận lợi, hài hòa và an toàn nhất cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành. Có 4 vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu tâm dưới đây.



1: Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Đây là thao tác mang tính thói quen, nên nhiều người đôi khi hơi dễ dãi và lơ là với trẻ. Tuy nhiên, đó lại lại mấu chốt quan trọng nhất cả tất cả các vấn đề răng miệng có thể phát sinh ở trẻ.

Dù trẻ đang ở thời kỳ mọc răng sữa cũng cần được vệ sinh răng hàng ngày thật đảm bảo. Thậm chí việc chăm sóc cho bé còn cần phải được thực hiện từ trước khi bé mọc răng. Tốt nhất là nên thực hiện thao tác làm sạch miệng cho bé ngay từ khi bắt đầu cho bé bú sữa ngoài.
2: Theo dõi sự mọc răng của trẻ


Có một thực tế là hơn 90% trẻ em tại Việt Nam không được theo dõi mọc răng ngay từ khi hình thành răng sữa. Chỉ một số trẻ khi thực hiện niềng răng sớm mới được theo dõi mọc răng. Con số này rất ít, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Những trẻ còn lại đều “bị” để răng mọc tự do theo “sở thích”.

Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc sai lệch khi bước vào tuổi trưởng thành. Trong khi đó, tất cả những trẻ được theo dõi mọc răng từ nhỏ đều có khuôn răng đẹp khi lớn lên.

3: Điều trị bệnh lý răng

Việc này cần được tiến hành cẩn thận giống như đối với người lớn. Bé cần được chữa răng sâu, được trám răng, nhổ răng đúng kỹ thuật, được chữa viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…

Những bệnh lý này có thể khiến bé đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt vui chơi, làm trẻ dễ cáu gắt, khó gần và hay quấy khóc.

4: Chế độ ăn khoa học cho bé

Tưởng như không liên quan nhưng ăn uống hợp lý khoa học lại chính là một phần không nhỏ làm nên bí quyết để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh và trắng đẹp về sau.


Như vậy, nha khoa trẻ em chủ yếu tập trung vào vấn đề chăm sóc là chính và chữa trị bệnh lý, chưa khuyến khích thẩm mỹ như là bọc răng, tẩy trắng,… ngoại trừ chỉnh nha là nên thực hiện sớm nếu có thể.

Tại sao cần bọc sứ sau khi lấy tủy cho răng sâu?

Rõ ràng tủy được coi là nguồn sống cho răng, đặc biệt là răng hàm. Một khi răng đã bị lấy tủy thì độ dẻo dai cũng mất. Đó chính là lý do khiến cho ngà răng, men răng dễ bị tác động của các kích thích bên ngoài, đặc biệt là lực nhai mạnh. Có rất nhiều trường hợp răng sau khi lấy tủy có độ giòn, vỡ cao, thậm chí là bị gãy ngang thân khi có tác động mạnh từ bên ngoài



Tủy răng là phần nằm trong cùng của răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng bên ngoài. Do một số nguyên nhân, đặc biệt là sâu răng hoặc chấn thương sẽ khiến cho tủy bị viêm nhiễm. Răng một khi đã bị viêm tủy thì cần được điều trị nếu không rất dễ dẫn tới áp xe ổ xương răng, khiến răng bị rụng hoặc tác động tới các răng kế cận.

Tuy nhiên, khi tủy mất đi cũng là lúc độ bền chắc, dẻo dai mất dần, khi đó bọc sứ sau khi lấy tủy răng là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ thân răng cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.
Vì sao cần bọc sứ sau khi lấy tủy răng?



Làm răng sứ để tránh cho răng bị giòn, vỡ
. Bọc sứ sau khi lấy tủy răng chính là cách sử dụng một mão sứ bọc chụp lên phần răng thật nhằm bảo vệ cho răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hay các tác nhân có hại, cũng như giúp tăng cường độ bền chắc, giảm tải những tác động có hại cho răng.

Bọc sứ để tăng cường chức năng nhai cho răng

Răng sau khi lấy tủy thường có độ bền chắc không cao, sức dẻo dai cũng giảm đi rất nhiều, do đó việc ăn nhai của bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Răng sứ được chứng minh là có độ cứng tương tương, thậm chí có độ chịu lực tốt hơn cả răng thật sẽ là giải pháp giúp bạn duy trì ăn nhai ổn định mà không gặp phải những rào cản bất thường, đặc biệt là khi ăn nhai những thức ăn cứng và dai dễ tác động lên thật. Bọc sứ sau khi lấy tủy theo đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ giúp bạn ăn nhai dễ dàng hơn, cảm nhận vị giác cũng tốt hơn.

Nói chung, việc bọc răng sau khi lấy tủy là cần thiết để duy trì một hàm răng bền chắc hơn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại răng sứ phù hợp: răng sứ toàn sứ hoặc răng sứ kim loại. Tuy nhiên, răng sứ sau khi đã bọc thì độ bền chắc cũng không thể như răng thật ban đầu khi chưa lấy tủy, do đó việc giữ gìn vệ sinh là rất quan trọng. Nên hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dai, các thực phẩm chứa nhiều chất đường hoặc các kích thích nóng lạnh đến răng. Chải răng đều đặn ngày 2-3 lần và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt tại các kẽ răng cũng là cách giúp hàm răng khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng sâu răng trở lại.

Tại Nha khoa quốc tế, công nghệ bọc răng sứ CT 5 chiều hiện đại nhất Hoa Kỳ hiện nay sẽ đảm bảo cho bạn một kết quả phục hình tốt nhất.

– Công nghệ mới đảm bảo phục hình cho răng trong thời gian ngắn nhất, hạn chế tối đa phải mài răng

 Răng sứ sau khi bọc đảm bảo chính xác từng gỡ rãnh, sát khít viền nướu
 Răng sứ có màu sắc tự nhiên, sáng bóng, không bị đục mờ hay đen viền chân răng
 Đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường, không có cảm giác cộm vướng khó chịu

Được tạo bởi Blogger.